JS

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

VỀ CÁI GỌI LÀ "CHIẾN THUẬT BIỂN NGƯỜI" CỦA NGA, TÀU VÀ VIỆT NAM

Suy nghĩ truyền thống kiểu Phương Tây về cách người Nga, Trung Quốc, Việt Nam tấn công chỉ đơn giản là lùa binh sĩ chạy nhanh hết mức trước họng súng máy, như một bầy gia súc, để cho pháo, cối, súng máy bắn từng tràng dài vào họ và làm thành một bãi tha ma với hàng đống xác người. Sự ngu xuẩn gây xúc phạm này, dưới cái tên “Những làn sóng người” (human wave attack) được sáng tác tại Phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh, và các nhà làm phim đơn giản đã mô tả một cách trung thành câu chuyện cổ tích đó trên màn ảnh Hollywood.



Hình ảnh trích trong một bộ phim của Hàn Quốc nói về Chiến tranh Triều Tiên. Ta có thể thấy lính Trung Quốc ken đặc, kết thành một làn sóng người

Thực tế, các chiến thuật tấn công của quân đội các nước kể trên đều đã được đúc kết qua thực tế nhằm tạo hiệu quả cao nhất. Khi tấn công, họ đều có những bài bản, quy tắc, có yêu cầu về hoả lực tỉ mỉ chứ không đơn giản chỉ là xua quân dàn hàng ngang rồi xông lên giống như phim “Enemy at the gate”. Cách tấn công của họ đem lại hiệu quả lớn : bộ binh Liên Xô xông vào Berlin tróc nã Hitler, quân Trung Quốc thì gây choáng váng cho quân Mỹ, buộc họ rút chạy hàng trăm km từ sông Áp Lục về đến vĩ tuyến 38, Việt Nam thì nhổ bật Điện Biên Phủ cùng 1,6 vạn lính viễn chinh Pháp, buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương 

Cảnh bộ binh Hồng quân Liên Xô xung phong trong phim "Enemy at the gate" - đúng theo những gì các nhà làm phim phương Tây tưởng tượng về cách người Nga tấn công : dàn hàng ngang chạy thật nhanh trước làn súng máy đối phương. Sự ngu xuẩn này đã gây xúc phạm tại Nga, khiến bộ phim phải nhận nhiều chỉ trích kịch liệt.
Biểu tượng cảm xúc colonthree
Trong khi phương Tây dè bỉu, mỉa mai bọn này, thì họ lại quên mất chính họ mới là những kẻ mẫu mực khi dùng chiến thuật “Biển người” trong Thế chiến thứ nhất. Thời kỳ này, các phương tiện cơ giới như xe tăng, xe bọc thép,…còn ít, cách thức tấn công phổ biến của quân đội các nước (Anh, Đức, Pháp, Nga...) đều như nhau : nã pháo vào chiến tuyến địch, sau đó dùng quân số áp đảo dàn hàng ngang xông lên, tạo ra các "làn sóng người" nhằm chọc thủng phòng tuyến địch.



Ảnh : bộ binh Pháp dàn hàng ngang xung phong trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất


Thường thì khi xung phong, các làn sóng bộ binh sẽ phải băng qua một quãng đường dài, không có vị trí ẩn nấp, không có các vật cản che chắn trước hỏa lực của địch, nhưng lại có dây kẽm gai, mìn dày đặc, lại bị đạn pháo và súng máy đối phương bắn dữ dội vào đội hình, sau cùng còn phải đương đầu với quân địch có vị trí ẩn nấp và che chắn tốt. Tại thời kỳ mà súng trường tấn công và súng tiểu liên chưa ra đời, thì những khẩu súng trường phát một của bộ binh chẳng “xi nhê” trước kẻ địch nấp trong hầm hào, công sự, boongke, được che chắn tốt. Với kiểu tấn công này, dù có đông tới đâu thì khi áp sát được chiến tuyến địch, bộ binh tấn công cũng đã thương vong gần hết và không có khả năng chọc thủng phòng tuyến địch, lúc này dù muốn rút lui cũng không được, tiến thoái lưỡng nan. Do đó, Thế chiến thứ nhất có một đặc điểm nổi bật: thương vong của bộ binh rất cao nhưng chiến tuyến lại rất ổn định (có nơi chỉ xê dịch vài km trong suốt 4 năm). Để chiếm được vài mét đất, bên tấn công có khi phải tổn thất hàng ngàn người.

Với cách tấn công đó, sinh mạng người lính rẻ như bèo, chỉ có cách cắm đầu cắm cổ chạy vắt chân lên cổ với tốc độ nhanh hơn cả Usain Bolt trước làn súng máy của đối phương, đưa mặt ra cho người ta bắn (hiến máu nhân đạo – đúng nghĩa đen), và như Nguyễn Ái Quốc đã nói, "chỉ để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế".

Và đó cũng chính là lí do để xe tăng, thiết giáp và súng trường tiến công được phát minh.
Biểu tượng cảm xúc colonthree

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét