JS

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

KẺ NGU TRƯỚC CỔNG - SỰ NGU XUẨN CỦA NHÀ LÀM PHIM MỸ

(Bài viết dựa trên cảm nghĩ của một người Nga sau khi xem bộ phim "Enemy at the gates" - "Kẻ thù trước cổng")


Poster phim "Enemy at the gates" 

Tôi đã xem bộ phim phương Tây được trình chiếu rộng rãi vừa qua “Enemy At the Gates” (Kẻ thù trước cổng), do Jean Jaques Annaud đạo diễn. Sau “Saving Private Ryan” - vốn để lại một ấn tượng chung khá tốt, tôi đã hy vọng rằng sản phẩm này của Hollywood sẽ có được cùng chất lượng như vậy. Nhưng sự thật trái ngược với những gì tôi mong đợi… Vâng, xin hãy bắt đầu từ đoạn đầu phim.

Mở đầu phim, người Mỹ lại thần thánh hóa và đề cao người Đức. Và quan trọng hóa trận Stalingrad "quyết định vận mệnh của thế giới" (nhưng kết phim thì tào lao bí đao). Ngay từ giây phút đầu, tôi đã phát nghẹn khi thấy những khuôn mặt lính Nga hồng hào no đủ đang trên đường ra mặt trận. Họ đều là những người lính trẻ tuổi, non nớt. Tất nhiên, tôi biết rằng đời sống ở phương Tây vốn ngọt ngào và tươi đẹp, nhưng nếu vậy đám nghệ sĩ hoá trang bỏ đi đâu ? Tất cả đám lính Xô-viết đều được mặc áo choàng mới tinh. Trong suốt bộ phim tôi chỉ trông thấy những gương mặt no đủ, nếu không muốn nói là béo mập, và thậm chí mặt mũi tay Danilov với ba ngày râu ria lởm chởm (nhân đây xin hỏi, lí do tại sao lại cho anh ta lang thang trong quân đội với bộ mặt râu ria không cạo như vậy ?) che giấu một cách giả tạo vụng về khuôn mặt bảnh bao của anh ta. Tôi cho rằng tay đạo diễn thậm chí chưa bao giờ thèm lưu ý tới thực tế rằng cuộc sống ở hậu phương Liên Xô năm 1942 không ngọt ngào chút nào, các nhà hàng McDonalds không có ở đây, và xúc xích thì không được phết bơ. Tôi cũng buồn cười khi thấy mọi người lại đứng trên toa tàu hàng đang chạy. Tôi nghĩ rằng đạo diễn thậm chí chưa bao giờ thử tưởng tượng cảm giác thế nào khi đi trên một toa tàu như vậy, chúng lắc lư nghiêng ngả thế nào, và không một ai có thể đứng vững trên chân mình như vậy.

Còn khi đoàn tàu tới một ga nọ, mọi thường dân đều được thả xuống, binh lính bị lùa lên, và…một vài tay nào đó bắt đầu khoá các toa tàu lại. Đúng vậy! Hoá ra là binh lính Xô-viết phải bị khoá nhốt lại. Tại sao ? Tôi chẳng biết nữa. Có lẽ, tay đạo diễn tin rằng cha ông chúng ta chiến đấu chỉ vì sợ hãi, rằng nếu cứ để mặc họ, họ sẽ chạy biến mất, và không một ai sẽ ở lại để chiến đấu chống quân đội Đức quả cảm.

Trong khi đó, đoàn tàu đã tới nhà ga Stalingrad, các toa được mở khoá, và đám chính trị viên xấu xa bắt đầu lôi những người lính ra khỏi toa tàu ! Mấy thằng lính mặt ngơ ngác, sợ sệt, đứng đực đấy và để người khác lôi xuống mới chịu xuống. Ngay sau đấy lại là cảnh rất bát nháo hỗn loạn và vô tổ chức. Dòng người đi xuống dốc, 1 thằng sĩ quan cầm cờ hô hào vớ vẩn vào cái loa, trong khi chẳng thằng nào nghe (tuyên truyền ở đó ư ? Thằng điên nào ở Mỹ có thể nghĩ ra được thứ chó lợn này vậy ?). Tôi không biết các đồng chí Phương Tây của chúng ta xem cảnh này thế nào, nhưng nó làm tôi phát cười đau cả bụng. Tôi thậm chí chưa từng xem cảnh nào ngu ngốc đến vậy ngay cả trong chuỗi phim hài “Fitil”. Nhưng nói một cách nghiêm túc, đấy đã là một sự lăng mạ, và điều này còn nghiêm trọng hơn cả cảnh đầu phim. Lính Nga được mô tả như một đàn gia súc ngu xuẩn, được dẫn đầu bởi những tên chính trị viên ma quái xấu xa. Và thật ngẫu nhiên, mọi tên chính trị viên đều khác nhau. Kẻ xấu có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, không chỉ trong đám chính trị viên, do đó việc mô tả họ trong bộ dạng bên ngoài sai lệch như vậy là một sự lăng mạ trầm trọng. Vậy mà đó chính xác là cách họ đã được mô tả ! Tôi đã chụp lại rõ nhiều cảnh phim để các bạn có thể xem lại những con người với những bộ mặt ghê tởm nhất được chọn để đóng vai những chính trị viên. Tôi không biết bản thân Jaques Annaud cảm thấy xem thường các chính trị viên như thế nào, có lẽ bọn họ đã ăn cắp tiền hay ăn cắp một con bò của ông ta, nhưng sự căm ghét gay gắt của ông này đối với cha ông chúng ta đúng là “phụt” ra theo từng cảnh phim !

Cảnh phim trong đó binh lính được thả xuống khỏi đoàn tàu làm tôi nhớ lại một cảnh đào thoát tập thể từ một trại tâm thần, chứ không phải là về Hồng quân. Tôi cũng không biết sao, có lẽ lính của Quân đội Mỹ cũng được thả xuống theo cách đó chăng ? Sĩ quan xô đẩy lính lên thuyền, bắn chỉ thiên liên tục, và đá vào mông lính - Mỹ đã vẽ nên cảnh tượng rất vô tổ chức và hỗn loạn về Hồng quân Soviet. Dường như những người lính chỉ là những con bò còn mấy tên sĩ quan giống với bọn cao bổi chăn bò thì đúng hơn. Và điều này ắt sẽ gợi mở cho những người xem não rỗng (nhất là bọn teen Mỹ) về "một đế chế bạo quyền toàn trị" khi nói về Liên Xô.

Đến cảnh tiếp theo, đó là cảnh vượt sông Volga. Thuyền Soviet thì thật là cũ kĩ, nhiều cái xài mái chèo. Nhưng nhất là Soviet ngang nhiên chuyển quân trong khi không quân Đức oanh tạc mà không hề có không quân, phòng không hỗ trợ gì hết.

Thường thì những đợt chuyển quân sẽ phải có phòng không/không quân yểm trợ, và thậm chí diễn ra vào ban đêm. Tiếp đó là chi tiết: chính ủy đọc "thư của các bà mẹ Nga", đếch thằng lính nào ở dưới thèm nghe. Trong đời thật, tuyên truyền yêu nước được tiến hành vào sinh hoạt buổi tối chứ, làm gì có truyện tuyên truyền giữa lúc đang bắn nhau. Nhưng chi tiết bố láo mất dạy nhất là: chính ủy cầm súng bắn vào lính nhảy khỏi thuyền. Bọn Mỹ nó làm như rằng Soviet tàn ác bạo ngược, không biết tiếc người. Trên thực tế, đã có đầy người nhảy khỏi thuyền (thuyền xịn nhé, đếch phải cái phà rởm kia đâu) để tránh máy bay, rồi tự bơi đến điểm tập kết. Việc chuyển lính cốt yếu thương vong càng thấp càng tốt. Và kết cục của chuyến vượt sông: trên phà toàn máu và xác người.

Rồi tới cảnh một cuộc tấn công. Tôi thực sự bị sốc khi thấy cuộc tấn công bắt đầu bằng tiếng còi của một sĩ quan dở điên dở dại ! Ai là người đã đề xuất chuyện càn bậy này cho tay đạo diễn? Hay ông ta đã nghĩ rất kỹ, và rồi không thể làm ra một cách nào tốt hơn ? Có lẽ đó là cái mà họ gọi là “chứng chỉ nghệ thuật”. Bản thân cuộc tấn công là làm theo đúng suy nghĩ truyền thống kiểu Phương Tây về cách người Nga tấn công. Nói cách khác – là hoàn toàn rác rưởi. Binh lính chỉ đơn giản là chạy nhanh hết mức trước họng súng máy, như một bầy gia súc! Súng máy bắn từng tràng dài vào họ. Sự ngu xuẩn gây xúc phạm này, dưới cái tên “Những làn sóng người”, được sáng tác tại Phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh, và Jaques Annaud đơn giản đã mô tả một cách trung thành câu chuyện cổ tích đó trên màn ảnh rộng. 


Cảnh trong phim : binh sỹ Hồng quân xung phong với tay không.

Cảnh xung phong tron phim có thể nói là một sự ngu xuẩn hoặc xuyên tạc trắng trợn. Trong thực tế, lính Hồng quân ở Stalingrad được trang bị tương đối đầy đủ với lựu đạn, súng tiểu liên tự động PPSH-41, súng trường bán tự động SVT-40 để chiến đấu trong môi trường đô thị, chứ không phải là những thằng ngu chia nhau khẩu súng bolt – action cũ kỹ như phim. Ta nên nhớ rằng ngày xưa PPD, PPSH, SVT, Mosin Nagant đâu có thiếu, riêng PPSH đã gần 6 triệu khẩu, Mosin Nagant cũng vào khoảng hơn 17 triệu khẩu. Rõ ràng đây là trò bôi nhọ bẩn thỉu. Binh lính giằng cướp súng của nhau, bởi sợ chết.

Ngày xưa Liên Xô có xài chiến thuật mass sniper, tức là sử dụng lực lượng bắn tỉa nhiều, điều về Stalingrad cũng phải chục đại đội. Lính Đức mà không đi cùng thiết giáp là bị sniper thịt ngay. Làm gì có cái chiến thuật thí lính kiểu như thế kia.

Rõ ràng, đây là thủ đoạn bôi nhọ hèn tiện của bọn Mỹ. Cũng đừng ai đánh đồng xung phong đánh chiếm với chiến thuật biển người nhé. Biển người = tất cả cầm súng vừa chạy vừa bắn loạn, với mục đích chính là áp sát để đánh giáp lá cà (giống trong pháo đài Brest, nhưng đấy chỉ là trong tình cảnh phá vây). Còn tiến công đánh chiếm tức tiến lên chiếm lấy đồn địch, các vị trí thiết yếu, phục vụ và phối hợp theo chiến thuật, chiến lược đã vạch sẵn. Những hy sinh của đồng đội là để phục vụ cho sự thành công của chiến thuật, chứ không như biển người. Và khi xung phong tiến công luôn có súng máy và bắn tỉa yểm trợ. Chiếm từng điểm, rồi súng máy và bắn tỉa lại lên các điểm vừa chiếm để từ đấy yểm trợ cho bộ binh tiếp tục tiến chiếm các điểm khác. Điều ngu si hơn nữa là lúc xung phong bọn Mỹ làm phim cho binh lính xài Mosin, chứ ko phải tiểu liên như PPSH, PPD hay súng trường bán tự động như SVT. Vừa chạy vừa bắn, đã thế chỉ bắn được có mỗi 1 phát thì làm ăn gì.

Đến khi thương vong cao rồi, binh lính hoảng sợ và rút lui thì : "Nhân danh liên bang Soviet, hãy đứng yên nếu không chúng tôi sẽ bắn. Không tha cho chúng, những kẻ đào ngũ sẽ bị bắn. Bọn phản quốc. Bắn. Những tên hèn sẽ bị bắn. Không tha cho những tên chết nhát". Và binh lính bị chính đồng đội của họ bắn chết. Họ chí có thể "chọn giữa đạn của quân Đức và đạn của ta". Tôi không biết có những đơn vị khoá hậu như vậy tại Stalingrad không, có thể là có. Nhưng vấn đề không hề ở chỗ đó, mà là từ lính trơn cho đến sĩ quan, đều mặc đồ lính bộ binh chứ không phải quân phục NKVD. Vấn đề ở chỗ họ được mô tả thế nào. Họ bắt đầu bắn vào đám lính ta đang rút lui, và bắn chết tất cả. Và sau đó, với đoạn nhạc nền sầu thảm, hàng núi xác lính ta được chiếu lên. Thông điệp thật rõ ràng: “Bọn lính khoá hậu đó giết còn nhiều lính Nga hơn cả chính lính Đức. Chỉ có bọn man rợ Nga mới có thể nghĩ ra chuyện như vậy!”. Thật khó để cãi lại điều này. Không phải vì nó là sự thật, mà bởi vì để bác bỏ nó ta buộc phải đọc một bài luận dài tẻ ngắt về số lượng người thiệt hại. Nhưng người xem đâu cần những sự thực tẻ ngắt. Họ muốn có hình ảnh, và càng bạo lực thì càng tốt ! Bọn Mỹ luôn tìm cách để làm cho những hy sinh của Liên Xô, những cái chết trở nên vô nghĩa, lãng xẹt và đồng thời bôi nhọ Hồng quân là tàn bạo, giết đồng đội không gớm tay. Quả là bẩn thỉu, cái bộ máy tuyên truyền của bọn Mỹ. Nhân đây, xin nói thêm là các đơn vị khoá hậu từng được sử dụng rộng rãi từ thời La Mã Cổ đại ! Luật giết một phần mười binh sĩ của những đơn vị hèn nhát được làm ra không phải bởi bọn man rợ Nga, mà từ chính Phương Tây “văn minh”!

Nhưng hãy trở lại với bộ phim. Những nhân vật chính: có ba người cả thảy: xạ thủ Vasiliy Zaitsev, chính ủy Danilov, và một nữ xạ thủ. Lí do tại sao Danilov giữ vai chính ủy (commissar) trong suốt bộ phim vẫn chưa được làm rõ, bởi vì chức vụ chính ủy đã bị hủy bỏ trong Hồng quân ngay từ ngày 9 tháng Mười năm 1942. Và thậm chí dù anh ta tự giới thiệu với Zaitsev rằng mình là “politruk” (chính trị viên), Zaitsev vẫn bướng bỉnh tiếp tục gọi anh ta là chính ủy trong suốt bộ phim. Tôi nghi rằng đạo diễn đơn giản là không biết rằng “chính ủy” không phải là một chức vụ, mà là một cấp hàm, và nó tương đương cấp thiếu tá (chính ủy tiểu đoàn). Và “chính trị viên” tương đương với thượng úy. Do đó gọi một chính trị viên là chính ủy là một sai lầm to lớn dường nào. Nhân đây, tôi để ý có một nhầm lẫn với quân hàm của Danilov. Ở đầu bộ phim anh ta có ba khối vuông – quân hàm của một chính trị viên, và đó cũng là hàm anh ta tự giới thiệu với Zaitsev. Nhưng trong đôi cảnh nào đó đột nhiên anh ta có tới bốn khối vuông trên phù hiệu ở cổ áo! Đơn giản là Hồng quân không hề có cấp hiệu như vậy! Có lẽ tôi nhìn nhầm “khối vuông” với “sọc” chăng ? Danilov tự nhiên nhảy vọt ba cấp và lên thẳng thành chính ủy trung đoàn ! Cũng vẫn rất bậy bạ!

Nhưng thôi hãy để yên cho vị chính ủy, có thể tha thứ điều đó cho Jean Jacques Annaud, là một tay tài tử thiếu trình độ, không biết được những thực tế đơn giản như vậy. Nhưng có một điều khá khác thú vị, đó là tại sao mọi người đều gọi Zaitsev là “Vassili”, thậm chí cả đến chính ông nội của anh ta ?! Tại sao đạo diễn không tìm hiểu cách xưng hô đúng phép giữa hai người Nga là họ hàng gần gũi của nhau ? 

Đoạn kế tiếp : Krushchev đến khiển trách viên tướng ra lệnh phản công, cùng các sĩ quan khác. Đây là đoạn bôi nhọ lính Nga hèn nhát, ko biết tự giác bảo vệ Tổ quốc, bôi nhọ tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần hy sinh vì quốc gia mà trên thực tế, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa anh hùng rất sôi nổi và bôi nhọ chỉ huy, các chính ủy. Người Mỹ luôn làm như các chính ủy, chỉ huy Soviet ngu si đần độn, chỉ biết thí lính, ko cùng lính xung trận. Trên thực tế ngược lại, các sĩ quan và chính ủy trực tiếp xung trận và chỉ huy binh lính chiến đấu, là linh hồn của một trận chiến. Tướng chỉ huy chiến lược ở nguyên 1 chỗ thì chả nói làm gì, nhưng chính ủy luôn xông pha cùng đồng đội. Và trong phim có cảnh bôi nhọ hệ thống chỉ huy qua các chính ủy: chính ủy Dannilov ngu, ko biết phải bắn súng như thế nào. Tiếp đến là cảnh bến thuyền dân sự Stalingrad, người dân ko được sơ tán ? (lại có mùi). Ngay sau đấy là cảnh thằng tướng bị Krushchev bức tử. Chỉ biết khóc lóc: "tôi đã làm theo lệnh, tôi có tội gì đâu chứ." Trên ngực thì mang đủ thứ huân chương : huân chương sao vàng, huân chương Lenin,...toàn những hc cao quý nhất, nhưng lại là thằng ngu si bất tài. Đây là đoạn phim bôi nhọ : tướng lĩnh Xô toàn mấy thằng đầu đất. Và nghe lời thoại tiếng Anh, nó ko gọi Stalin là ngài chủ tịch (president), mà nó gọi là "boss", tức là ông trùm (đây đúng là cách để bọn cướp cowboy gọi đại ca). Đó là cảnh tên hói đi đi lại lại, hỏi tại sao lính của hắn lại ỉa ra quần vì sợ. Và bọn Mỹ lại bố láo bố toét ở chỗ: nguyên nhân để tử thủ Stalingrad chỉ vì nó là thành phố mang tên chủ tịch. Rồi bọn chính ủy được triệu tập đến, đứng trong sợ hãi. Thằng nào thằng nấy mặt nặng như chì, run cầm cập, nói lắp bắp vì sợ. Rồi hình phạt cho bọn tướng sĩ bất tài + phản quốc lại là lưu đày gia đình của chúng nó. Điều này ko hề có, bọn nó chỉ cao nhất là bị xử tử, bị cắt biên chế, chứ gia đình chả làm sao. Kẻ nào có trách nhiệm kẻ đấy mới phải chịu chứ. (trên thực tế thậm chí những người nằm trong danh sách đại thanh trừng của Stalin thì người nhà còn chẳng bị sao).

Các cảnh tiếp theo : là đoạn chính thức bôi nhọ "chủ nghĩa anh hùng" thứ rất thiêng liêng, giúp cho Liên Xô cũng như Việt Nam chiến thắng được kẻ thù. Đây là điểm mấu chốt nhất của phim, bởi nó phủ nhận tính chính nghĩa của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô, rằng tất cả chỉ là thần tượng hóa, chỉ là tuyên truyền qua các bài báo ca ngợi của Dannilov, chứ Vassili ko có thực tài. chỉ là tấm bình phong mà Khơ rút sốp dựng lên, một chàng binh sĩ trẻ, chưa lập được công trạng gì cũng được phong anh hùng, chỉ nhờ quen biết + lăng xê. Một đoạn đối thoại giữa Danilov và Zaitsev là một bất ngờ khó chịu, và một lần nữa chứng tỏ rằng Jaques Annaud không gì khác hơn là một thằng ngu tỏ ran guy hiểm. Chủ đề là những gì người ta viết về Zaitsev trên một tờ báo. Dưới đây là đoạn đối thoại:

“Bây giờ tôi là một ngôi sao!” Vasiliy vui mừng la lên.
“Đúng!” Danilov phấn khởi đồng ý.
“Thật tuyệt!”
“Đúng! Tuyệt!”
“Tôi nổi tiếng!”
“Chúng ta nổi tiếng!”
“Đúng!”
“Tuyệt!”

(“I am now a star!” Vasiliy exclaims joyfully.
“Yes!” enthusiastically agrees Danilov.
“It's great!”
“Yes! Great!”
“I'm famous!”
“We are famous!”
“Yes!”
“Great!” 
(Nguyên văn tiếng Anh)



Và họ bắt đầu ôm lấy nhau. A, vui thế đấy! “Bây giờ họ đã nổi tiếng và sẽ kiếm được nhiều tiền” tôi tự nhủ. Nhưng vì lí do gì đấy, cảnh giấc mơ đời đời kiểu Mỹ trông rất lâm ly giữa đám đỏ nát của Stalingrad. Có lẽ bởi vì người Nga chiến đấu không phải để được ghi tên lên báo và trở thành nổi tiếng, mà vì những lí do gì khác chăng? Đó vẫn là một bí mật với Jacques Annaud.

Tiếp đến là cảnh Vassili đi tàu đến họp báo. Tania, nhờ có thằng Dannilov làm cò, nên đã được chuyển đi làm nhân viên văn phòng làm điện tín. Thôi bỏ qua chi tiết này, đại khái là đá đểu cái "con ông cháu cha", ko quan trọng lắm.

Vassili đi vào phòng họp báo. Mới mở cửa cái thôi mà đã có rất nhiều phóng viên đến chụp ảnh lia lịa, Khơ rút sốp thì nhảy vào ôm hôn nồng thắm một cách giả tạo. Căn phòng được trang hoàng rất lộng lẫy xa xỉ. Vassili được Khơ rút sốp đẩy đến trước tranh chân dung của Stalin. Bức tranh to và có vẻ rất đắt, khung tranh mạ vàng. Người Mỹ muốn đá đểu Liên Xô về tệ sùng bái cá nhân, coi Stalin như thần như thánh. Đúng là thực tế có tệ này, nhưng đâu đến mức đứng chào cờ mà như là chào thần thánh, như là người Hồi giáo cúi lạy Allah mỗi buổi sáng không bằng ý. Bức chân dung Stalin đã thật sự làm tôi kinh hoàng. Một ai đó u ám nhìn một cách nặng nề từ trong bức chân dung khổng lồ với phần nền phủ đầy màu máu và tang tóc. Nếu có nghệ sĩ nào vào thời đó dám vẽ Stalin như vậy, hừm, “một kiệt tác”, tôi nghĩ anh ta sẽ không sống nổi tới sáng hôm sau. Khruschev dẫn Zaitsev tới trước bức chân dung đó và cất lời ca tụng Người Vĩ đại và Hùng mạnh. Tất nhiên, tôi hiểu rằng bức chân dung này được vẽ đặc biệt để giúp những tay Yankee ngu ngốc nhất hiểu được Stalin là quỷ dữ, nhưng xin hãy tin tôi, xuyên tạc lịch sử không phải là cách tốt nhất để chứng tỏ anh là luôn đúng. Sự ngu xuẩn của Hollywood còn được thể hiện ở chỗ 2 nhân vật của chúng ta “thành kính” nhìn lên chân dung Stalin vào thời điểm cuối năm 1942 trong tiếng nhạc Quốc ca Liên Xô bản 1943.

Chân dung Stalin trong phim - được mô tả như một con quỷ

Bọn nhà báo bâu sát vào Vassili và bức tranh, mọi người chú ý vào đó, còn có mấy thằng khác thì nhảy vào bàn ăn. Tôi không ngạc nhiên chút nào về chuyện Jaques Annaud không biết các phóng viên chiến trường Xô-viết khác biệt ra sao so với những tay săn ảnh Phương Tây!  Bàn tiệc đủ các món ngon, xa xỉ, rượu bia, đồ nhắm ê hề. Đây là dụng ‎ nói về chênh lệch đẳng cấp, để dân đói trong khi quan thì ăn chơi xa xỉ đây mà - lại 1 chi tiết xuyên tạc trắng trợn. Ngày xưa Lenin với Stalin 4~5 năm liền ăn bánh mì đen, chịu khổ cùng với dân. Trong vòng lửa đạn Stalingrad, ai bày cho tên đạo diễn cái suy nghĩ ấy ?

Cảnh tiếp theo là đoạn Vassili đi cùng 2 lính bắn tỉa khác, là Koulikov và Ivan. Koulikov trở về từ nước Đức, bị tra khảo và bị đập gãy hết răng. Thú thật là ngày xưa Liên Xô tra khảo chỉ có đấm hoặc giật điện, chứ ko xài búa. "Anh qua Đức làm gì vậy?" - "Xin lỗi đồng chí, nhưng chính đồng chí Stalin cử tôi đi." - "Đừng lôi kéo tên tuổi Stalin vĩ đại vào sự phản bội của mi!" - "Hãy thú nhận, tên gián điệp kia, thú nhận đi!" - "Và bang, bang, bang, bang!" - "Lưỡi liềm thì chưa thấy, nhưng đúng là có búa" "Và bang, họ đã đập gãy răng tôi." "Đúng rồi, cậu đừng để bị ảo giác" - "Chế độ xã hội chủ nghĩa hạnh phúc là thế đó". Bố láo chưa ?

Nhân vật Ivan, "Đệ tử của Marx". Trong phim, Ivan là nhân vật rất tin tưởng vào chế độ, nhưng kết cục của anh lính này là bị bắt, bị bắt mặc áo lính Đức để ra sửa đường dây điện thoại, và bị chính đồng đội Koulikov của mình bắn chết. Đây ngầm nói đến kết cục tào lao vớ vẩn giành cho những kẻ tin vào Marx, cái này nó hơi triết 1 tí.

Ngay cảnh tiếp theo nó lại thần thánh hóa thằng thiếu tá Konig bắn headshot Koulikov lúc mà ông này đang nhảy, từ khoảng cách vài trăm và Vassili bắt đầu bộc lộ sự bất lực của mình Nà dù muốn hay không, trò xảo thuật đã được sử dụng nhân vật thằng bé đánh giày Shasha giả vờ làm gián điệp cho tên Konig, mục đích chính là để dụ Konig vào bẫy. Đây ‎ý nói Vassili ko thể thắng được Konig bằng thực lực, mà chơi bẩn trên thực tế, Vassili và Konig có thể đã diễn ra việc đấu bắn tỉa. Trình độ núp "ghost warrior" + trình độ bắn của Vassili + kiên trì hơn nên anh đã thắng. Trên thực tế, cuộc đấu bắn tỉa diễn ra dài ngày, phải rất kiên trì để núp và chờ đợi địch thủ. Và Vassili đã thắng bằng thực lực của mình. Đoạn sau, lúc bắn nhau với Konig trong nhà máy, phải có Tania đến giải cứu, và thậm chí bất tài đến mức chỉ bắn sượt qua tay của Konig.

Cũng nên nói qua một tí là trong phim “Enemy At the Gates”, cậu bé Sasha đóng một trò hai mặt theo kiểu những điệp viên mật giỏi nhất, quá thông minh đối với tuổi của cậu ta. Đúng là một James Bond thời tuổi trẻ ! Điều làm tôi buồn cười là gương mặt sạch sẽ, no đủ và hàm răng trắng của cậu ta giữa những đống xác chết, giữa mùi thối và rác rưởi của Stalingrad, cũng như việc cậu ta đi bộ vòng quanh trong chiếc quần soóc với đôi chân trần trong thành phố vào khoảng thời gian mà đã bắt đầu có sương giá. Thật là ngu xuẩn !

Tiếp theo là cảnh Vassili đã mai phục thành công Konig, nhưng lại ngủ quên. Lính bắn tỉa đếch gì mà mắc cái sai lầm chết người này.

Danilov tố cáo Zaitsev quả thực rất qu‎ý báu. Danilov tố cáo Vasiliy Zaitsev có mối quan hệ với một cô gái Do Thái. Trước tiên, không có bất kỳ sự đàn áp nào chống người Do Thái vào thời điểm đó, và cuộc tranh cãi này không chỉ ngớ ngẩn, mà còn nguy hiểm cho chính Danilov. Bản thân kẻ tố cáo có thể sẽ bị bắt trong vòng hai mươi bốn giờ vì đã xúi giục xung đột dân tộc ! Và kế đến, chính khuôn mặt của Danilov cũng còn xa mới giống người Nga.

Một cảnh khác với những lính Nga nhảy múa sau khi chiến đấu trên đường phố đã gây cho tôi một ấn tượng thật ngột ngạt khó chịu. Trên hết, đạo diễn không thể tìm thấy bất cứ thứ gì tốt hơn là gia điệu của bài “Svetit mesiats, svetit yasnyy” làm nhạc nền! Trông thật ngu xuẩn như thể người Mỹ sau khi thiệt hại nặng nề tại Ardennes lại nhảy điệu rock'n'roll với âm nhạc của Elvis Presley vậy. Tất cả những ai đã chiến đấu tại Stalingrad, cả người Nga lẫn người Đức, đều kể về sự kiệt sức, về những thứ họ mong nhất trên đời này là ăn và ngủ. Nhưng những cảm giác này là xa lạ đối với gã Jean Jaques Annaud no đủ, quay những cảnh truyện tranh gây xúc phạm về những điều mà hắn ta hoàn toàn không hiểu chút nào.

Lúc con Tanya bị trúng bom (nhưng đếch chết), Dannilov suy sụp và lao ra làm mồi nhử cho thằng Konig bắn. Thằng Konig tưởng đấy là Vassili nên bắn luôn, rồi định ra xem xác thì bị Vassili mai phục sẵn rồi. Đạo diễn muốn đá đểu rằng Vassili phải nhờ xảo thuật mãi mới thắng được Konig ko phải do tài năng và kiên nhẫn như thực tế xuyên suốt bộ phim chỉ toàn những chi tiết bố láo sai sự thực hoặc phóng đại ngoài ra phim cũng thêm vào câu chuyện tình tay ba vớ vẩn. Thậm chí chỉ nhờ có tình tiết Tania bị trúng đạn trong cái tình tay 3 là tình tiết khá là lãng xẹt, và không quan trọng mà cũng làm xoay chuyển toàn bộ cục diện của phim. Rõ là tào lao. Ngay sau đấy là cảnh nước Nga chiến thắng luôn, quả thật kịch bản như cứt.

Thiếu tá Konig trong phim

Một điều xứng đáng khen ngợi của đạo diễn là xe cộ trong phim, nhưng thậm chí cả ở điểm này cũng vẫn có sai lầm không tránh khỏi. Hầu như ngay từ đầu phim, một đoàn tàu chạy về Stalingrad có kéo thêm một toa bọc thép có gắn hai tháp pháo của xe tăng T-34-85, từ đó nhô ra những khẩu pháo không biết là loại gì. Tại một khúc nào đó ở giữa phim, có một trường đoạn chiếu cảnh đổ nát của Stalingrad. Ở giữa cảnh có một xe tăng T-34-85, vốn chỉ xuất hiện trên chiến trường một năm rưỡi sau khi những sự kiện trên phim xảy ra.

Tôi cũng muốn nói đôi lời “nồng ấm” về những khẩu hiệu Xôviết trong phim. Tôi chưa từng thấy những khẩu hiệu ngu ngốc đến thế bao giờ, trong khi tôi vẫn biết rất nhiều khẩu hiệu, như bất cứ ai từng sống trên đất nước “xã hội chủ nghĩa vĩ đại”. Có rất nhiều khẩu hiệu ngu xuẩn trong bộ phim, nhưng cái phổ biến nhất – “Mọi thứ cho tiền tuyến, mọi thứ cho thắng lợi” – lại không thấy xuất hiện ở bất cứ đâu.

Nói chung tôi đánh giá bộ phim này thế nào nhỉ? Có thể mô tả trong hai từ: ác cảm một cách cố chấp. Bộ phim không có chiều sâu, nó phẳng như một cái mặt bàn, và xuẩn như một cái đinh cửa. Đó không phải là những đặc điểm chính được thể hiện dở tệ, nhưng chúng bốc mùi một cách thiếu tự nhiên và diễn xuất rất quê mùa. Cả Zaitsev và Danilov dường như có vẻ không thực, như những con rối, khiến tôi cảm thấy không thể thông cảm hay ác cảm. Chúng không khiến tôi cảm xúc một chút nào ngoài một thú vui giải trí thuần túy: xem thử điều gì sẽ xảy ra với họ tiếp theo ? Điều duy nhất tôi thích là tay xạ thủ Đức. Tôi nghĩ vai của thiếu tá Konig được thể hiện rất đạt, ta có thể cảm thấy cả thái độ lạnh lùng của một con cọp, lẫn sự vô cảm tột độ. Và khuôn mặt hoàn toàn làm tôi tin – đúng, đấy chính là Kẻ thù ! Mặc dù vậy tôi nghe những người bạn Đức của tôi bảo rằng họ không thích người hùng đó của mình chút nào.

Ai đó có thể bảo: “Thôi hãy dễ dãi với những cảm xúc! Bộ phim này không phải cho chúng ta!”. Chẳng may, tôi không thể đồng ý với lời giải thích đó. Bộ phim này làm về chúng ta, về lịch sử của chúng ta, về cha ông của chúng ta. Nó không thể định nghĩa là “không phải cho chúng ta”. Đã có một bộ phim tựa đề là “Stalingrad”, do người Đức sản xuất. Cốt chuyện kể về số phận đáng buồn của những người lính Đức. Tôi không cảm thấy thông cảm với những vai chính trong phim, điều này cũng dễ hiểu: tôi không muốn thông cảm với những người đã giết hại tổ tiên của tôi. Anh có thể nói rằng bộ phim ấy không phải dành cho chúng ta. Nhưng vấn đề là bộ phim “Stalingrad” của Đức đúng với thực tế hơn và thú vị rằng nó hoàn toàn không có những bịa đặt để kiếm tiền.

1 nhận xét: