Một số người chưa quên được cảm giác thất trận, con em họ, thân nhân họ, những bộ não lười tư duy, lười lao động và thích ăn sẵn, hay đơn giản là típ người dễ hoài niệm quá khứ vẫn thường nhai đi nhai lại không mệt bài ca "Miền Nam Việt Nam giàu có", "Việt Nam Cộng hào đứng nhất khu vực" (!?), thậm chí lố bịch đến mức coi kinh tế Singapore thập niện 1960 - 1970 ở chiếu dưới so với miền Nam Việt Nam trước 1975 (!?). Đôi khi họ ngu đần đến mức lưu truyền một huyền thoại rằng Lý Quang Diệu sùng bái Việt Nam Cộng hòa, ước ao Singapore một ngày nào đó bằng được Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa (!?). Nó là một tư duy lối mòn, từng nhiều lần bị bắt thóp, nhưng vẫn được các website, báo chí chống cộng dẫn dắt một cách khôn khéo bằng các hình ảnh không rõ ràng, nhằm định hướng người đọc. Vậy thông tin trên có đúng hay không ?
Từ google, chúng ta có thể thấy hầu hết thông tin về việc nền kinh tế Nam Việt Nam trước 1975 đứng nhất khu vực, Singapore chiếu dưới, “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn,...đều có nguồn gốc từ các trang web, blog có nội dung chống cộng, chống theo lối “tự sướng” mà không có một nguồn nào để xác minh, hoặc thông minh hơn thì rút tỉa từ một bài viết không rõ nguồn xác minh trên wiki để chém gió rồi hi vọng nó thành bão. Nghĩa là tự viết láo ?
Sự thật là muốn đánh giá mức sống/thu nhập của công dân một nước người ta dùng chỉ số GDP trên đầu người ( GDP per capita ). Tuy chỉ số này chưa thực sự đánh giá hết các khía cạnh của đời sống nhưng là chỉ số mà nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, WB,...đang chấp nhận như một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế một nước...chứ không phải dựa vào dăm ba hình ảnh bắt mắt về “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn trên những web chống cộng nổi tiếng. Huống hồ, kẻ đăng ảnh cố tình “đẹp khoe xấu che”, như đã nói ở trên, nhằm “lái” tư tưởng của người đọc theo mục đích của họ một cách khôn khéo
GDP (Gross Domestic Product) có hai loại (danh nghĩa và thực tế) và có ít nhất là ba cách tính cho nên các con số đôi khi sẽ có khác biệt, và sẽ là vô giá trị khi đem so sánh nhưng không phân biệt rõ là loại gì. Tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thì dù tham chiếu loại gì thì GDP/người luôn ở chiếu dưới so với Singapore. Đó là điều mà không một ai có lý trí đi bác bỏ. Có thể tham chiếu một số dữ liệu có uy tín sau :
GDP trên đầu người của Singapore vào năm 1974 là 2.339 USD (tính theo giá đô la Mỹ hiện hành), 6.480 USD (tính theo giá đô la Mỹ không đổi) [1]. Thậm chí năm 1965 GDP đầu người của Singapore đã là 4668 USD [2] (có lẽ tính theo USD ko đổi).
Trong khi đó VNCH vào năm 1974 lúc Mỹ bắt đầu giảm viện trợ lẹt đẹt ở mức 54 USD [3], 114 USD [4]. Trong thời hoàng kim nhất là khi Mỹ còn tham chiến, còn viện trợ dao động trong khoảng 103 đến 223 USD [4]
Việc đem so sánh một nước với nền kinh tế tự lực cánh sinh với một nước mà 3/4 ngân sách trông vào viện trợ và nền kinh tế gần như phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của binh lính ngoại quốc, khi Mỹ rút đi là ngay lập tức lâm vào khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...để đánh giá sức mạnh kinh tế hay mức sống người dân là việc rất bất cập và không ai đủ tỉnh táo lại làm.
Tuy nhiên, nếu cứ coi chiến tranh cũng đem lại mối lợi và nâng cao mức sống của một bộ phận dân chúng thì khi đối chiếu bảng [1] và bảng [4] có thể thấy ngay cả từ năm 1960, chỉ số GDP trên đầu người của Singapore dù tính theo phương pháp nào, vào bất cứ thời điểm nào, cũng trội vượt so với VNCH ngay trong thời kỳ đỉnh cao nhất của nó, khi người Mỹ vẫn còn hà hơi thổi ngạt cho chế độ do nó đẻ ra.
Do vậy sẽ là lố bịch nếu cứ mãi tự sướng với thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế VNCH, hay cứ mãi ca bài ca "nhất, nhì khu vực", "hòn ngọc Viễn Đông" - những thứ không hề có thực", vốn chỉ là những mĩ từ dùng để quảng cáo du lịch.
--------
Nguồn:
[1]. http://www.indexmundi.com/
[2]. Chia Wai Mun và Sng Hui Ying, "Singapore and Asia in a Globalized World: Contemporary Economic Issues and Policies", Nxb World Scientific Publishing Company, 2008, tr. 7
[3]. Risks and rewards in Vietnam's markets: business approaches to North and South Vietnam, Business International Asia/pacific Ltd, 1974, tr 13
[4].Wiki ko chú nguồn phần viết về Nam Việt Nam, ko rõ người viết lấy tư liệu đâu hay bịa tạc ra nhưng cứ coi là tạm chấp nhận tham khảo để có con số đối chiếu: http://en.wikipedia.org/
[5]. So sánh với một số nước lân cận khác tại:http://www.google.com/
--------
Singapore thập niên 30. Thế này là "làng chài nhỏ bé nghèo nàn" sao ?
Đường phố của Singapore những năm 60 - chẳng có gì là "làng chài nhỏ bé nghèo nàn"
Một vài hình ảnh khác về "làng chài nhỏ bé" Singapore
Trong khi đó : Sài Gòn trước 1975 - "Hòn ngọc Viễn Đông"
hay quá bạn êy
Trả lờiXóa