JS

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

VỀ TÌNH HÌNH BINH LỰC NHÀ NGUYỄN


Một điều mà nhiều bạn chưa biết là tại Việt Nam, súng hỏa mai là thứ vũ khí phổ biến kể từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn đều trang bị súng hỏa mai (hình như là kiểu Matchlock) với số lượng khổng lồ cho quân đội. 90% bộ binh nước ta thời đó đã sử dụng súng, chẳng khác gì chiến tranh thời Napoleon trong phim Hollywood. Sử sách lẫn văn học đều ghi chép các trận đánh thời đại này "đạn bay như sao sa". Vậy nên mới có câu ca dao :


“Ngang lưng thì thắt đai vàng
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.”

Đầu triều Nguyễn, súng hỏa mai dùng mồi thừng hoặc đá lửa dần dần bị thay thế bằng súng trường tiên tiến hơn, sử dụng hạt nổ và vỏ đạn tương tự phương Tây bấy giờ (súng kiểu Flintlock). Tuy nhiên, sau thời Minh Mạng, do quốc lực hao kiệt, súng trường lại bị hỏa mai thế chỗ, nhưng với số lượng khiêm tốn hơn nhiều lần so với các thế kỷ trước. Trang bị cực kỳ lạc hậu : Mỗi đội 50 người thì có 4 người phải sử dụng vũ khí thô sơ để giáp lá cà như gươm, giáo, chỉ có 5 súng hỏa mai (cả Flintlock lẫn Matchlock). Súng đã vậy, lại thêm quân đội được huấn luyện rất tệ, binh sỹ mỗi năm tập bắn một lần, mỗi lần bắn 6 phát, nên ra trận toàn bắn chim chứ chả trúng thằng giặc nào. Đến cái khoa chăm sóc súng đạn cũng càng tệ hại, súng gỉ, đạn ẩm là chuyện bình thường. Bọn gián điệp, thám báo Tây dò được điều này. Do đó, bọn Tây thường tổ chức tiến công vào mùa mưa. Đại bác ở các thành thì khá nhiều nhưng toàn là loại nòng trơn, cấu tạo như thời Hồ Nguyên Trừng, bắn gần, ít trúng, đạn là những cục gang hay cục đá, thằng nào nhọ thì chết, vì đạn nó không nổ, không chết người bên cạnh. Soái ca Tự Đức thì thuộc loại nhà có điều kiện, vung tiền sang Tây mua súng, khổ nỗi mấy thằng quan An Nam ngu một cách tàn bạo quá, bị bọn lái súng Tây nó lừa. Kết quả vũ khí mua được toàn loại cũ kỹ lạc hậu, có thứ còn được sản xuất từ thời…Napoleon còn sót lại.

So với Pháp thì sao ? Trước hết, Pháp ở châu Âu nổi tiếng về khoản đánh nhau bằng pháo binh. Huyền thoại Napoleon xuất thân cũng từ sĩ quan pháo binh mà ra. Lại nói chuyện nửa sau thế kỷ XIX, đã xuất hiện nhiều loại vũ khí mới hiện đại. Trước hết là sự ra đời của pháo có khương tuyến cho phép bắn xa hơn 2 - 2,5 lần, và chính xác hơn đến 5 lần so với pháo nòng nhẵn. Rồi thì xuất hiện các pháo nạp đạn bằng khoá nòng từ phía sau (phải kể đến Amstrong gun). Lựu pháo, dã pháo bắn đạn nổ mảnh cũng đã được sử dụng rộng rãi. Kỹ thuật chế tạo thuốc súng của phương Tây ngày càng tân tiến, giúp tăng tính cơ động, độ tin cậy và tăng đáng kể sơ tốc đầu nòng. Súng bộ binh Pháp cũng có sự cải tiến đáng kể. Với sự ra đời của khẩu Chassepot năm 1867 và khẩu Gras 1874, súng nạp đạn đầu nòng dần được thay thế bằng súng nạp đạn hậu, và chúng là hai trong những khẩu súng trường phát một đầu tiên trên thế giới, các súng này đã có hình dáng và cấu trúc gần với các súng trường Bolt – action sau này như Mauser và Mosin Nagant. Sơ tốc, độ chính xác của các súng này vượt xa các súng đầu thế kỷ XIX.

Như vậy, tương quan lực lượng ta – địch đã rõ : ta hoàn toàn kém về mọi mặt. Cũng cần nhắc : quân nhà Nguyễn được tổ chức khá tốt, là một lực lượng quân sự hùng hậu ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Vấn đề là bọn này chỉ giỏi bắt nạt dân mọi Lào, Miên với cả Xiêm, gặp quân Tây thì tắt điện, tại vì sĩ khí quân lính triều Nguyễn cực cao. Cao đến nỗi có trận tỷ lệ ta địch là 6:1 như trận Đại đồn Chí Hòa, 30.000 lính ta đánh với 5.000 lính Pháp, mà lại thua. Ừ thì cho là vũ khí địch lợi hại đi. Thế còn tỷ lệ 20:1 thì sao ? Trận thành Hà Nội lần thứ nhất, nhà Nguyễn có 7.000 lính, Pháp có 300, mà trong đó chỉ độ một trăm đến trăm rưỡi là lính Thủy quân lục chiến xịn, còn lại là người của thằng trọc phú buôn lậu Jean Dupuis. Đánh nhau kiểu gì mà vẫn thua. Nhục nhất là cái chuyện thế này : quân triều đình có 80 chết, khoảng 300 bị thương, độ 2000 bị bắt, còn lại chạy đi đâu không biết, mà bọn Tây Lông nó chỉ chết có một thằng lính đánh thuê Vân Nam, mà lại chết do sĩ quan Pháp bắn nhầm chứ chả phải quân Triều đình chiến đấu anh dũng gì. Ừ thì vẫn cứ cho là tại vũ khí địch quá lợi hại. Mà trận đó chưa bằng vụ gì ở thành Ninh Bình, khi mà 1700 lính ta hạ vũ khí đầu hàng…7 lính Pháp. Không biết chúng nó dùng vũ khí gì mà lợi hại thế nhỉ ? Pháp nó có trọng pháo với đại liên trong tay thì cũng khó làm được chuyện đó. Thứ vũ khí gì lợi hại đến mức có thể giúp 7 tên lính Pháp công phá thành có 1700 lính ? Binh sỹ phục vụ triều đại anh hùng, vĩ đại nó thế đấy
Lính nhà Nguyễn
Ấy, lính triều đình, là bọn “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, bài bản như thế, mà đánh nhau còn thua nghĩa quân Trương Định, hay dân binh, thậm chí nhục đến mức…thuê thổ phỉ Tàu đánh dùm. Tại vì đến như cái trận thắng lớn nhất của chúng ta, mà sách giáo khoa vẫn ca ngợi ào ào, là 2 trận phục kích quân Pháp ở Cầu Giấy (1873 và 1883), lại toàn là công lao của Lưu Vĩnh Phúc và bọn thổ phỉ Cờ đen, bọn này là bọn thổ phỉ, đầu trộm đuôi cướp, đánh phá cướp bóc ở Tàu với ở biên giới là chính, mà chúng nó đánh giặc giỏi hơn quân Triều đình, chặt đầu cả Garnier lẫn Riviere là đủ hiểu quân nhà Nguyễn chiến đấu anh dũng thế nào rồi. Vậy nên mới có mấy câu thơ : 



“Áo chúa cơm vua hưởng bấy lâu

Đến khi có giặc phải thuê Tàu”

VÀI TẤM HÌNH VỀ KHÓA NÒNG PHÁO

Sáng 6/5 đi xem khinh khí cầu tiện vào bảo tàng xem. Lâu lắm mới vào bảo tàng chơi. Như thường lệ chú thích về vũ khí vẫn như cứt. Đã góp ý nhiều lần mà vẫn vậy.

Nhưng thôi, tạm bỏ qua cho mấy tấm bảng chú thích của thằng cha nào đó. Ở bảo tàng có 3 khẩu pháo lớn, với 3 mẫu khóa nòng pháo điển hình, theo thứ tự tiến hóa của pháo binh, sẵn có điện thoại nên chụp về làm tư liệu.

Hình 1 : khóa nòng ren cắt thủ công của lựu pháo M-114 Mỹ. Trông không khác gì mấy khẩu Amstrong Gun của thế kỷ XIX là mấy, vẫn như những cỗ pháo nạp hậu đầu tiên. Do đó, pháo có tốc độ bắn rất chậm do đạn nặng và khóa nòng kiểu cũ

Hình 2 : khóa nòng trượt ngang của lựu pháo M-101 Mỹ. So với khóa nòng ren cắt thủ công trên thì có đỡ hơn chút, nhưng vẫn phải mở thủ công.

Hình 3: khóa nòng trượt đứng bán tự động của dã pháo D-74 Xô. Khá giống với mấy khẩu pháo chống tăng hay thấy trên phim Nga. Loại khóa này dùng chuyển động lùi để mở khóa và xả vỏ tự động. Sau khi nạp đạn, khóa nòng tự động đóng lại. Điều này giúp cải thiện tốc độ bắn của pháo lên một cách đáng kể.

VỀ TRẬN KIEV 1941


Khi lực lượng Hồng quân phòng thủ tại Kiev đang đứng trước nguy cơ bị hợp vây bởi Các Tập đoàn quân xe tăng 1 và 2 của tướng Von Kleist và tướng Guderian, Tư lệnh phương diện quân Tây Nam của Liên Xô là tướng Kirponos đã đề nghị rút lui, tuy nhiên, Bộ Tổng Tư lệnh Hồng quân STAVKA lại do dự. Họ vẫn hi vọng chặn đứng xe tăng của Guderian để cứu được Kiev. 

Một cuộc tranh cãi chiến lược nổ ra khi Kirponos và các cấp trên là Nguyên soái Zhukov (Lúc này vẫn là Đại tướng – Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên Xô) và Nguyên soái Budiony muốn sơ tán Kiev, rút quân về phía Đông để chống lại lực lượng quân Đức đang đe dọa hậu phương quân Liên Xô. Nhưng Stalin và STAVKA không muốn bỏ Kiev – thủ đô của nước Cộng hòa Ukraine. Đêm 29 tháng 7 năm 1941, trong một cuộc tranh luận nảy lửa, Stalin gọi chủ trương bỏ Kiev để giữ quân đội của Zhukov là hồ đồ. Với cá tính bộc trực, Zhukov coi thái độ của Stalin là sự phủ định đối với tri thức, kinh nghiệm của bao nhiêu người trong Bộ Tổng Tham mưu. Không chấp nhận cách phủ định đó, Zhukov đề nghị được thôi giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng và xuống chỉ huy các đơn vị đang chiến đấu. Sau đó Zhukov được phái xuống làm Tư lệnh Phương diện quân dự bị ở Yelnya. Budiony cũng bị cho thôi chức, thay vào đó là Nguyên soái Timoshenko.

Việc rút quân ra khỏi Kiev không được sự cho phép của Stalin và STAVKA. Và do đó, thay vì rút quân ra khỏi “tử địa” Kiev, quân tăng viện lại được gửi thêm tới đây để phòng thủ thành phố.

Khi xe tăng của Von Kleist bất ngờ vượt qua được Kremenchug, tình hình xấu đi nhanh chóng. Không gì cản nổi bước tiến của xe tăng Đức. Nguy cơ bị bao vây đã hiện hữu rõ ràng với Phương diện quân Tây Nam của Liên Xô ở Kiev. Tướng Kirponos một lần nữa đề nghị rút lui trước khi bị bao vây hoàn toàn, nhưng vẫn không được chấp thuận bởi STAVKA.

Các phán đoán về cuộc bao vây đã trở thành sự thật vào ngày 14 tháng 9 năm 1941, khi các Tapạ đoàn quân xe tăng 1 và 2 của Đức gặp nhau tại Lokhvytsia. Thế là 532.000 Hồng quân đã mắc kẹt trong vòng vây của quân Đức.

Hai ngày sau, một đại tá NKVD được sự ủy quyền của STAVKA bay tới Kiev để đưa Kirponos mệnh lệnh mới. Cuối cùng, Kirponos cũng được phép rút lui, nhưng đã quá muộn vì quân của ông đã nằm gọn trong vòng vây. Tuy nhiên, Kirponos lại tỏ ra hoài nghi bởi mệnh lệnh mới lại trái với chỉ thị của Stalin về Kiev. Kirponos biết rằng một số tướng lĩnh khác đã phải ra tòa án binh vì mắc sai lầm trong tình huống tương tự. Việc rút một Phương diện quân với nửa triệu người cùng toàn bộ khí tài mà không được sự cho phép của đích thân Stalin sẽ dẫn đến việc chính Kirponos và Bộ Tổng Tham mưu Phương diện quân, các Tư lệnh, Tham mưu và Chính ủy của các Tập đoàn quân dưới quyền sẽ bị xử bắn cả thảy. Tướng Kirponos đề nghị xác nhận viết tay có chữ kí của Stalin, và thề không rời khỏi Kiev mà không có nó.

Giấy xác nhận của Stavka tới vào đêm ngày 17 tháng 9. Ngay lập tức, tướng Kirponos ra lệnh rút toàn bộ lực lượng quân đội Liên Xô ra khỏi Kiev. 2 ngày sau, quân Đức tiến vào Thủ đô Ukraine. Thành phố Kiev thất thủ.

Phương diện quân Tây Nam dưới sự chỉ huy của Kirponos tiếp tục chiến đấu, hy vọng phá vây, nhưng bất thành. Sau 5 ngày giao tranh, lực lượng của Phương diện quân bị chia cắt, quân Đức khép chặt vòng vây.

Các đơn vị Hồng quân tiếp tục anh dũng bám trụ chừng 10 ngày, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của quân Đức. Nhưng họ đã bị bao vây chặt, bị tiến công từ mọi hướng, không được tăng viện hay tiếp tế về đạn dược, lương thực và đã trở nên rệu rã.

Trước tình hình đó, các chỉ huy chủ trương xé các đơn vị Hồng thành các nhóm nhỏ, tìm đường về phía Đông, xuyên qua vòng vây của quân Đức. Họ bị săn đuổi trong các khe rãnh và rừng rậm bởi các đại đội bộ binh Đức và xe tăng. 

Kết quả của trận Kiev đã trở thành thảm họa của Hồng quân : hơn nửa triệu binh sĩ hy sinh hoặc bị bắt làm tù binh, chỉ có khoảng 20.000 người chạy thoát khỏi vòng vây đẫm máu. Bản thân tướng Kirponos cùng với hầu hết Bộ Tham mưu và các chính ủy của ông cũng đã hy sinh khi dẫn dắt anh em binh sĩ đánh phá vây.

Đại tướng Đức Guderian đã mô tả trận Kiev là một thành công chiến thuật vĩ đại. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là một đòn đánh chí tử hạ gục người Nga. Liên Xô vẫn còn mạnh, khó có thể đánh bại trong một sớm một chiều. Và mùa đông thì lại đang đến gần. Thời gian của người Đức đang hết.

Ít ra thì các cuộc giao tranh tại Kiev đã giúp kìm chân quân chủ lực tinh nhuệ của Hitler trong vòng 2 tháng, tiêu hao thời gian và nguồn lực của quân Đức, góp phần làm phá sản kế hoạch Barbarossa và làm chậm lại cuộc tấn công Moskva của địch, giúp cho Liên Xô có thêm thời gian để huy động lực lượng dự bị từ phía Đông đến và rút quân từ Leningrad về để tăng cường, chuẩn bị cho một trận đọ sức quyết định sắp diễn ra : Moskva.

VỀ SÚNG TRƯỜNG TẤN CÔNG TYPE - 56





Khẩu súng này không phải AK-47 mà là Type - 56 (ngũ lục thức xung phong thương) của Trung Hoa dzĩ đại.
Biểu tượng cảm xúc penguin
Cách phân biệt nó với AK-47 hàng hiệu của Liên Xô là vòng bảo vệ đầu ruồi là một vòng tròn kín (AK-47 là vòng tròn khuyết phía trên) và có lưỡi lê ba cạnh gập sẵn dưới nòng súng, phía trên ốp lót tay



Type - 56 được Trung Quốc sản xuất dựa trên công nghệ chuyển giao từ AK-47 phiên bản năm 1951 nên đương nhiên là có nhiều cải tiến hơn so với AK-47, ví dụ súng nhẹ hơn, độ cân bằng tốt hơn, lắp được nhiều phụ kiện hơn. Tuy nhiên đạn Type - 56 (Việt Nam gọi là đạn K56) cấu tạo khác một chú so với đạn M43 Liên Xô để phù hợp với Type - 56 nên độ căng của đường đạn kém hơn M43 một chút, nhưng vẫn đảm bảo tính năng tác chiến của võ khí.

Vậy nên Type - 56 cùng với AK-47 được sử dụng rộng rãi khắp thế giới, trong đó có Việt Nam

Người lính Hải quân Nhân dân Việt Nam với khẩu Type - 56 trong tay

TRẬN ĐÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ - STATUS NGÀY 7 THÁNG 5 -


Khi đã sa lầy quá lâu ở Đông Dương, kế hoạch Navarre về cơ bản đã phá sản, Pháp muốn chơi một canh bạc cuối cùng ở Điện Biên Phủ, hy vọng giành được thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh với một giải pháp có lợi cho Pháp. Điện Biên Phủ được xem là ván bài sinh tử, quyết định kết quả của toàn cuộc chiến.

Người Pháp muốn tái hiện một trận đánh tương tự như trận Verdun huyền thoại hồi Thế chiến thứ nhất. Cả Pháp và Mỹ đều coi Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Giới chỉ huy Pháp thách tướng Giáp đưa quân đến giao chiến ở Điện Biên Phủ, huênh hoang là sẽ “nghiền nát chủ lực Việt Minh” tại đó. Chỉ huy pháo binh của tập đoàn cứ điểm, Trung tá pháo binh Charles Piroth vốn là một sĩ quan dày dạn kinh nghiệm, từng chiến đấu chống Phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Ông ta trịnh trọng tuyên bố với Đại tướng Navarre : “Không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được ba phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt.”

Nhưng người Pháp đã nhầm. Họ đã quá tự tin vào sức đề kháng của Điện Biên Phủ mà coi thường địch thủ của họ. Sĩ quan đến lính tráng đều phè phỡn ở Điện Biên Phủ. Có nằm mơ cũng không ai lại có thể nghĩ rằng Việt Minh có thể mang những cỗ trọng pháo 105mm lên núi cao bằng cách thô sơ nhất : kéo pháo, rồi từ trên đó nã thẳng xuống đầu lính Pháp. Không có máy bay, xe cộ lại ít, ai cũng nghĩ Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận vùng Tây Bắc. Mà nếu bọn họ đến, người Pháp cũng sẽ dễ dàng đè bẹp, bởi họ có trong tay lực lượng pháo binh hùng hậu, trang bị hiện đại hơn nhiều. Cả khi Việt Minh bắn pháo được, họ cũng khó có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược cho pháo của họ để gây khó khăn thật sự cho Pháp. (ta nên nhớ, pháo binh Pháp rất nổi tiếng, Napoléon cũng xuất thân từ sĩ quan pháo binh mà lên)

Thực tế cho thấy người Pháp đã nhầm. Piroth hay De Castries không thể ngờ rằng, lính pháo Việt Minh tuy kinh nghiệm còn ít nhưng vô cùng thông minh. Với vốn liếng ít ỏi, họ đã chuẩn bị chiến đấu và bảo vệ pháo rất chu đáo. Biết rằng Pháp có máy bay trinh sát, có lực lượng pháo mạnh nên bộ đội Việt Nam đã khoét các hầm vào lòng núi để làm công sự cho pháo chiến đấu, sau đó ngụy trang kỹ bên ngoài trận địa. Do đó, khi các khẩu pháo đã yên vị trong công sự, nòng hướng vào cứ điểm của Pháp trong thung lũng mà người Pháp chẳng mảy may biết. Tướng Giáp tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc “phân tán hỏa khí, tập trung hỏa lực”. Ông cho đặt các khẩu pháo 105 mm rải rác khắp các ngọn núi xung quanh thung lũng. Việc đặt pháo phân tán và làm hầm cho pháo nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể có khi bị đối phương phản pháo. Bên cạnh đó, cùng lúc pháo bắn, tại các trận địa giả, pháo binh của ta cho nổ bộc phá tạo ra các ánh chớp khiến quân địch lầm tưởng là chớp lửa đầu nòng của pháo. 

Cách làm như thế tuy đơn giản nhưng đã mang lại hiệu quả cao. Khi chiến sự nổ ra, quân Pháp tỏ ra hoàn toàn bất ngờ, đến mức hoảng loạn bởi pháo Việt Minh trên cao bắn tới tấp vào các vị trí của họ, vốn được bố trí dưới thung lũng, phơi mình ra trước hỏa lực đối phương. Qua quan sát những loạt pháo, Piroth vốn là tay lão luyện đã nhanh chóng đếm được số lượng các khẩu pháo của Việt Minh, nhưng không tài nào biết rõ được những khẩu pháo ấy nằm ở đâu để cho phản pháo. Piroth bắt đầu hoảng loạn, khi đã dùng mọi cách nhưng vẫn không bịt họng được pháo Việt Minh, mà ngược lại còn bị phản pháo một cách chính xác vào trận địa. Cảm thấy bất lực và hổ thẹn, ông ta dùng lựu đạn tự sát trong hầm chỉ huy, chỉ 2 ngày sau khi trận đánh bắt đầu. (ai bảo chém gió)

Quân Pháp tại Điện Biên Phủ dốc toàn lực ra kháng cự, nhưng dần dần thất thế. Pháo binh thiệt hại nặng. Lương thực, nước uống, đạn dược cạn dần, tiếp tế bằng đường không bị cắt đứt. Vài người dũng cảm bò ra khỏi chiến hào đi lấy nước suối thì bị lính bắn tỉa Việt Minh phục kích tiêu diệt. Binh lính Pháp chỉ còn cách là ngồi chờ bị tấn công. Để hạn chế thương vong khi tiến công, tướng Giáp sử dụng chiến thuật “đào hào vây lấn”, khiến quân Pháp không còn đường thoát. Vòng vây Điện Biên Phủ mỗi lúc một siết chặt, làm thành chiếc thòng lọng tròng vào cổ quân đồn trú.

Ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” được cắm trên nóc hầm chỉ huy của De Castries. Viên tướng này cùng với Bộ Tham mưu quyết định ra đầu hàng. Sự kiện này đã đánh dấu sự sụp đổ của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trận Điện Biên Phủ đã xoay chuyển hoàn toàn cục diện của cuộc chiến tranh Đông Dương. Thảm bại tại Điện Biên Phủ, ý chí xâm lược của Pháp hoàn toàn tiêu tan. Sau nhiều năm chiến đấu, Pháp không thể bình định Đông Dương mà trái lại phải nhận nhiều thất bại nặng nề. Họ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. 

Trận Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên mà quân đội của một dân tộc “nhược tiểu” với những anh nông dân, công nhân cầm súng đánh bại được một lực lượng quân sự hùng hậu, hiện đại, thiện chiến, vượt trội hơn về mọi mặt của một cường quốc phương Tây trong một trận đánh mang tính chất quyết định. Đó là một đòn giáng mạnh vào các nước thực dân phương Tây. Được cổ vũ bởi sự kiện này, các nước thuộc địa đồng loạt nổi dậy đấu tranh giành độc lập trên khắp thế giới, dẫn đến sự ra đời của hàng loạt quốc gia độc lập ở châu Phi và Mỹ - Latinh. Nỗ lực tái gây dựng thuộc địa của các nước thực dân sau Thế chiến thứ hai hoàn toàn thất bại, qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.

Ai nói rằng dân tộc này chưa đóng góp gì cho thế giới ? 

Ý nghĩa của ngày 7 tháng 5 là như thế, chứ không phải là quốc tế tỏ tình hay ngỏ lời cc gì.

THƠ BẬY VỀ IS

TỪ ẤY

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời thánh chiến chói qua tim
Hồn tôi là một vùng hoang mạc
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Tôi buộc lòng tôi với đạo Hồi
Để ngàn bom đạn nổ trăm nơi
Để hồn tôi là trái bom liều chết
Diệt giặc Mỹ cho mạnh khối đời.

Tôi đã là con của đạo Hồi
Là con đạo của thánh Allah
Là ác ma của vạn thằng ngoại đạo
Không áo cơm, Allahu Akbar !


ĐÂY THÔN THÁNH CHIẾN

Sao em không về chơi Iraq ?
Nhìn nắng Bạt đa nắng mới lên
Cờ ai đen quá - cờ thánh chiến
Khăn quấn che ngang mặt chữ điền

Súng theo lối súng, bom đường bom
Dòng nước buồn thiu, đầu lại bay
Thuyền ai đậu bến Mosul đó
Allah có về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em đen quá nhìn không ra
Ở đây bom khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?

KẺ NGU TRƯỚC CỔNG - SỰ NGU XUẨN CỦA NHÀ LÀM PHIM MỸ

(Bài viết dựa trên cảm nghĩ của một người Nga sau khi xem bộ phim "Enemy at the gates" - "Kẻ thù trước cổng")


Poster phim "Enemy at the gates" 

Tôi đã xem bộ phim phương Tây được trình chiếu rộng rãi vừa qua “Enemy At the Gates” (Kẻ thù trước cổng), do Jean Jaques Annaud đạo diễn. Sau “Saving Private Ryan” - vốn để lại một ấn tượng chung khá tốt, tôi đã hy vọng rằng sản phẩm này của Hollywood sẽ có được cùng chất lượng như vậy. Nhưng sự thật trái ngược với những gì tôi mong đợi… Vâng, xin hãy bắt đầu từ đoạn đầu phim.

Mở đầu phim, người Mỹ lại thần thánh hóa và đề cao người Đức. Và quan trọng hóa trận Stalingrad "quyết định vận mệnh của thế giới" (nhưng kết phim thì tào lao bí đao). Ngay từ giây phút đầu, tôi đã phát nghẹn khi thấy những khuôn mặt lính Nga hồng hào no đủ đang trên đường ra mặt trận. Họ đều là những người lính trẻ tuổi, non nớt. Tất nhiên, tôi biết rằng đời sống ở phương Tây vốn ngọt ngào và tươi đẹp, nhưng nếu vậy đám nghệ sĩ hoá trang bỏ đi đâu ? Tất cả đám lính Xô-viết đều được mặc áo choàng mới tinh. Trong suốt bộ phim tôi chỉ trông thấy những gương mặt no đủ, nếu không muốn nói là béo mập, và thậm chí mặt mũi tay Danilov với ba ngày râu ria lởm chởm (nhân đây xin hỏi, lí do tại sao lại cho anh ta lang thang trong quân đội với bộ mặt râu ria không cạo như vậy ?) che giấu một cách giả tạo vụng về khuôn mặt bảnh bao của anh ta. Tôi cho rằng tay đạo diễn thậm chí chưa bao giờ thèm lưu ý tới thực tế rằng cuộc sống ở hậu phương Liên Xô năm 1942 không ngọt ngào chút nào, các nhà hàng McDonalds không có ở đây, và xúc xích thì không được phết bơ. Tôi cũng buồn cười khi thấy mọi người lại đứng trên toa tàu hàng đang chạy. Tôi nghĩ rằng đạo diễn thậm chí chưa bao giờ thử tưởng tượng cảm giác thế nào khi đi trên một toa tàu như vậy, chúng lắc lư nghiêng ngả thế nào, và không một ai có thể đứng vững trên chân mình như vậy.

Còn khi đoàn tàu tới một ga nọ, mọi thường dân đều được thả xuống, binh lính bị lùa lên, và…một vài tay nào đó bắt đầu khoá các toa tàu lại. Đúng vậy! Hoá ra là binh lính Xô-viết phải bị khoá nhốt lại. Tại sao ? Tôi chẳng biết nữa. Có lẽ, tay đạo diễn tin rằng cha ông chúng ta chiến đấu chỉ vì sợ hãi, rằng nếu cứ để mặc họ, họ sẽ chạy biến mất, và không một ai sẽ ở lại để chiến đấu chống quân đội Đức quả cảm.

Trong khi đó, đoàn tàu đã tới nhà ga Stalingrad, các toa được mở khoá, và đám chính trị viên xấu xa bắt đầu lôi những người lính ra khỏi toa tàu ! Mấy thằng lính mặt ngơ ngác, sợ sệt, đứng đực đấy và để người khác lôi xuống mới chịu xuống. Ngay sau đấy lại là cảnh rất bát nháo hỗn loạn và vô tổ chức. Dòng người đi xuống dốc, 1 thằng sĩ quan cầm cờ hô hào vớ vẩn vào cái loa, trong khi chẳng thằng nào nghe (tuyên truyền ở đó ư ? Thằng điên nào ở Mỹ có thể nghĩ ra được thứ chó lợn này vậy ?). Tôi không biết các đồng chí Phương Tây của chúng ta xem cảnh này thế nào, nhưng nó làm tôi phát cười đau cả bụng. Tôi thậm chí chưa từng xem cảnh nào ngu ngốc đến vậy ngay cả trong chuỗi phim hài “Fitil”. Nhưng nói một cách nghiêm túc, đấy đã là một sự lăng mạ, và điều này còn nghiêm trọng hơn cả cảnh đầu phim. Lính Nga được mô tả như một đàn gia súc ngu xuẩn, được dẫn đầu bởi những tên chính trị viên ma quái xấu xa. Và thật ngẫu nhiên, mọi tên chính trị viên đều khác nhau. Kẻ xấu có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, không chỉ trong đám chính trị viên, do đó việc mô tả họ trong bộ dạng bên ngoài sai lệch như vậy là một sự lăng mạ trầm trọng. Vậy mà đó chính xác là cách họ đã được mô tả ! Tôi đã chụp lại rõ nhiều cảnh phim để các bạn có thể xem lại những con người với những bộ mặt ghê tởm nhất được chọn để đóng vai những chính trị viên. Tôi không biết bản thân Jaques Annaud cảm thấy xem thường các chính trị viên như thế nào, có lẽ bọn họ đã ăn cắp tiền hay ăn cắp một con bò của ông ta, nhưng sự căm ghét gay gắt của ông này đối với cha ông chúng ta đúng là “phụt” ra theo từng cảnh phim !

Cảnh phim trong đó binh lính được thả xuống khỏi đoàn tàu làm tôi nhớ lại một cảnh đào thoát tập thể từ một trại tâm thần, chứ không phải là về Hồng quân. Tôi cũng không biết sao, có lẽ lính của Quân đội Mỹ cũng được thả xuống theo cách đó chăng ? Sĩ quan xô đẩy lính lên thuyền, bắn chỉ thiên liên tục, và đá vào mông lính - Mỹ đã vẽ nên cảnh tượng rất vô tổ chức và hỗn loạn về Hồng quân Soviet. Dường như những người lính chỉ là những con bò còn mấy tên sĩ quan giống với bọn cao bổi chăn bò thì đúng hơn. Và điều này ắt sẽ gợi mở cho những người xem não rỗng (nhất là bọn teen Mỹ) về "một đế chế bạo quyền toàn trị" khi nói về Liên Xô.

Đến cảnh tiếp theo, đó là cảnh vượt sông Volga. Thuyền Soviet thì thật là cũ kĩ, nhiều cái xài mái chèo. Nhưng nhất là Soviet ngang nhiên chuyển quân trong khi không quân Đức oanh tạc mà không hề có không quân, phòng không hỗ trợ gì hết.

Thường thì những đợt chuyển quân sẽ phải có phòng không/không quân yểm trợ, và thậm chí diễn ra vào ban đêm. Tiếp đó là chi tiết: chính ủy đọc "thư của các bà mẹ Nga", đếch thằng lính nào ở dưới thèm nghe. Trong đời thật, tuyên truyền yêu nước được tiến hành vào sinh hoạt buổi tối chứ, làm gì có truyện tuyên truyền giữa lúc đang bắn nhau. Nhưng chi tiết bố láo mất dạy nhất là: chính ủy cầm súng bắn vào lính nhảy khỏi thuyền. Bọn Mỹ nó làm như rằng Soviet tàn ác bạo ngược, không biết tiếc người. Trên thực tế, đã có đầy người nhảy khỏi thuyền (thuyền xịn nhé, đếch phải cái phà rởm kia đâu) để tránh máy bay, rồi tự bơi đến điểm tập kết. Việc chuyển lính cốt yếu thương vong càng thấp càng tốt. Và kết cục của chuyến vượt sông: trên phà toàn máu và xác người.

Rồi tới cảnh một cuộc tấn công. Tôi thực sự bị sốc khi thấy cuộc tấn công bắt đầu bằng tiếng còi của một sĩ quan dở điên dở dại ! Ai là người đã đề xuất chuyện càn bậy này cho tay đạo diễn? Hay ông ta đã nghĩ rất kỹ, và rồi không thể làm ra một cách nào tốt hơn ? Có lẽ đó là cái mà họ gọi là “chứng chỉ nghệ thuật”. Bản thân cuộc tấn công là làm theo đúng suy nghĩ truyền thống kiểu Phương Tây về cách người Nga tấn công. Nói cách khác – là hoàn toàn rác rưởi. Binh lính chỉ đơn giản là chạy nhanh hết mức trước họng súng máy, như một bầy gia súc! Súng máy bắn từng tràng dài vào họ. Sự ngu xuẩn gây xúc phạm này, dưới cái tên “Những làn sóng người”, được sáng tác tại Phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh, và Jaques Annaud đơn giản đã mô tả một cách trung thành câu chuyện cổ tích đó trên màn ảnh rộng. 


Cảnh trong phim : binh sỹ Hồng quân xung phong với tay không.

Cảnh xung phong tron phim có thể nói là một sự ngu xuẩn hoặc xuyên tạc trắng trợn. Trong thực tế, lính Hồng quân ở Stalingrad được trang bị tương đối đầy đủ với lựu đạn, súng tiểu liên tự động PPSH-41, súng trường bán tự động SVT-40 để chiến đấu trong môi trường đô thị, chứ không phải là những thằng ngu chia nhau khẩu súng bolt – action cũ kỹ như phim. Ta nên nhớ rằng ngày xưa PPD, PPSH, SVT, Mosin Nagant đâu có thiếu, riêng PPSH đã gần 6 triệu khẩu, Mosin Nagant cũng vào khoảng hơn 17 triệu khẩu. Rõ ràng đây là trò bôi nhọ bẩn thỉu. Binh lính giằng cướp súng của nhau, bởi sợ chết.

Ngày xưa Liên Xô có xài chiến thuật mass sniper, tức là sử dụng lực lượng bắn tỉa nhiều, điều về Stalingrad cũng phải chục đại đội. Lính Đức mà không đi cùng thiết giáp là bị sniper thịt ngay. Làm gì có cái chiến thuật thí lính kiểu như thế kia.

Rõ ràng, đây là thủ đoạn bôi nhọ hèn tiện của bọn Mỹ. Cũng đừng ai đánh đồng xung phong đánh chiếm với chiến thuật biển người nhé. Biển người = tất cả cầm súng vừa chạy vừa bắn loạn, với mục đích chính là áp sát để đánh giáp lá cà (giống trong pháo đài Brest, nhưng đấy chỉ là trong tình cảnh phá vây). Còn tiến công đánh chiếm tức tiến lên chiếm lấy đồn địch, các vị trí thiết yếu, phục vụ và phối hợp theo chiến thuật, chiến lược đã vạch sẵn. Những hy sinh của đồng đội là để phục vụ cho sự thành công của chiến thuật, chứ không như biển người. Và khi xung phong tiến công luôn có súng máy và bắn tỉa yểm trợ. Chiếm từng điểm, rồi súng máy và bắn tỉa lại lên các điểm vừa chiếm để từ đấy yểm trợ cho bộ binh tiếp tục tiến chiếm các điểm khác. Điều ngu si hơn nữa là lúc xung phong bọn Mỹ làm phim cho binh lính xài Mosin, chứ ko phải tiểu liên như PPSH, PPD hay súng trường bán tự động như SVT. Vừa chạy vừa bắn, đã thế chỉ bắn được có mỗi 1 phát thì làm ăn gì.

Đến khi thương vong cao rồi, binh lính hoảng sợ và rút lui thì : "Nhân danh liên bang Soviet, hãy đứng yên nếu không chúng tôi sẽ bắn. Không tha cho chúng, những kẻ đào ngũ sẽ bị bắn. Bọn phản quốc. Bắn. Những tên hèn sẽ bị bắn. Không tha cho những tên chết nhát". Và binh lính bị chính đồng đội của họ bắn chết. Họ chí có thể "chọn giữa đạn của quân Đức và đạn của ta". Tôi không biết có những đơn vị khoá hậu như vậy tại Stalingrad không, có thể là có. Nhưng vấn đề không hề ở chỗ đó, mà là từ lính trơn cho đến sĩ quan, đều mặc đồ lính bộ binh chứ không phải quân phục NKVD. Vấn đề ở chỗ họ được mô tả thế nào. Họ bắt đầu bắn vào đám lính ta đang rút lui, và bắn chết tất cả. Và sau đó, với đoạn nhạc nền sầu thảm, hàng núi xác lính ta được chiếu lên. Thông điệp thật rõ ràng: “Bọn lính khoá hậu đó giết còn nhiều lính Nga hơn cả chính lính Đức. Chỉ có bọn man rợ Nga mới có thể nghĩ ra chuyện như vậy!”. Thật khó để cãi lại điều này. Không phải vì nó là sự thật, mà bởi vì để bác bỏ nó ta buộc phải đọc một bài luận dài tẻ ngắt về số lượng người thiệt hại. Nhưng người xem đâu cần những sự thực tẻ ngắt. Họ muốn có hình ảnh, và càng bạo lực thì càng tốt ! Bọn Mỹ luôn tìm cách để làm cho những hy sinh của Liên Xô, những cái chết trở nên vô nghĩa, lãng xẹt và đồng thời bôi nhọ Hồng quân là tàn bạo, giết đồng đội không gớm tay. Quả là bẩn thỉu, cái bộ máy tuyên truyền của bọn Mỹ. Nhân đây, xin nói thêm là các đơn vị khoá hậu từng được sử dụng rộng rãi từ thời La Mã Cổ đại ! Luật giết một phần mười binh sĩ của những đơn vị hèn nhát được làm ra không phải bởi bọn man rợ Nga, mà từ chính Phương Tây “văn minh”!

Nhưng hãy trở lại với bộ phim. Những nhân vật chính: có ba người cả thảy: xạ thủ Vasiliy Zaitsev, chính ủy Danilov, và một nữ xạ thủ. Lí do tại sao Danilov giữ vai chính ủy (commissar) trong suốt bộ phim vẫn chưa được làm rõ, bởi vì chức vụ chính ủy đã bị hủy bỏ trong Hồng quân ngay từ ngày 9 tháng Mười năm 1942. Và thậm chí dù anh ta tự giới thiệu với Zaitsev rằng mình là “politruk” (chính trị viên), Zaitsev vẫn bướng bỉnh tiếp tục gọi anh ta là chính ủy trong suốt bộ phim. Tôi nghi rằng đạo diễn đơn giản là không biết rằng “chính ủy” không phải là một chức vụ, mà là một cấp hàm, và nó tương đương cấp thiếu tá (chính ủy tiểu đoàn). Và “chính trị viên” tương đương với thượng úy. Do đó gọi một chính trị viên là chính ủy là một sai lầm to lớn dường nào. Nhân đây, tôi để ý có một nhầm lẫn với quân hàm của Danilov. Ở đầu bộ phim anh ta có ba khối vuông – quân hàm của một chính trị viên, và đó cũng là hàm anh ta tự giới thiệu với Zaitsev. Nhưng trong đôi cảnh nào đó đột nhiên anh ta có tới bốn khối vuông trên phù hiệu ở cổ áo! Đơn giản là Hồng quân không hề có cấp hiệu như vậy! Có lẽ tôi nhìn nhầm “khối vuông” với “sọc” chăng ? Danilov tự nhiên nhảy vọt ba cấp và lên thẳng thành chính ủy trung đoàn ! Cũng vẫn rất bậy bạ!

Nhưng thôi hãy để yên cho vị chính ủy, có thể tha thứ điều đó cho Jean Jacques Annaud, là một tay tài tử thiếu trình độ, không biết được những thực tế đơn giản như vậy. Nhưng có một điều khá khác thú vị, đó là tại sao mọi người đều gọi Zaitsev là “Vassili”, thậm chí cả đến chính ông nội của anh ta ?! Tại sao đạo diễn không tìm hiểu cách xưng hô đúng phép giữa hai người Nga là họ hàng gần gũi của nhau ? 

Đoạn kế tiếp : Krushchev đến khiển trách viên tướng ra lệnh phản công, cùng các sĩ quan khác. Đây là đoạn bôi nhọ lính Nga hèn nhát, ko biết tự giác bảo vệ Tổ quốc, bôi nhọ tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần hy sinh vì quốc gia mà trên thực tế, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa anh hùng rất sôi nổi và bôi nhọ chỉ huy, các chính ủy. Người Mỹ luôn làm như các chính ủy, chỉ huy Soviet ngu si đần độn, chỉ biết thí lính, ko cùng lính xung trận. Trên thực tế ngược lại, các sĩ quan và chính ủy trực tiếp xung trận và chỉ huy binh lính chiến đấu, là linh hồn của một trận chiến. Tướng chỉ huy chiến lược ở nguyên 1 chỗ thì chả nói làm gì, nhưng chính ủy luôn xông pha cùng đồng đội. Và trong phim có cảnh bôi nhọ hệ thống chỉ huy qua các chính ủy: chính ủy Dannilov ngu, ko biết phải bắn súng như thế nào. Tiếp đến là cảnh bến thuyền dân sự Stalingrad, người dân ko được sơ tán ? (lại có mùi). Ngay sau đấy là cảnh thằng tướng bị Krushchev bức tử. Chỉ biết khóc lóc: "tôi đã làm theo lệnh, tôi có tội gì đâu chứ." Trên ngực thì mang đủ thứ huân chương : huân chương sao vàng, huân chương Lenin,...toàn những hc cao quý nhất, nhưng lại là thằng ngu si bất tài. Đây là đoạn phim bôi nhọ : tướng lĩnh Xô toàn mấy thằng đầu đất. Và nghe lời thoại tiếng Anh, nó ko gọi Stalin là ngài chủ tịch (president), mà nó gọi là "boss", tức là ông trùm (đây đúng là cách để bọn cướp cowboy gọi đại ca). Đó là cảnh tên hói đi đi lại lại, hỏi tại sao lính của hắn lại ỉa ra quần vì sợ. Và bọn Mỹ lại bố láo bố toét ở chỗ: nguyên nhân để tử thủ Stalingrad chỉ vì nó là thành phố mang tên chủ tịch. Rồi bọn chính ủy được triệu tập đến, đứng trong sợ hãi. Thằng nào thằng nấy mặt nặng như chì, run cầm cập, nói lắp bắp vì sợ. Rồi hình phạt cho bọn tướng sĩ bất tài + phản quốc lại là lưu đày gia đình của chúng nó. Điều này ko hề có, bọn nó chỉ cao nhất là bị xử tử, bị cắt biên chế, chứ gia đình chả làm sao. Kẻ nào có trách nhiệm kẻ đấy mới phải chịu chứ. (trên thực tế thậm chí những người nằm trong danh sách đại thanh trừng của Stalin thì người nhà còn chẳng bị sao).

Các cảnh tiếp theo : là đoạn chính thức bôi nhọ "chủ nghĩa anh hùng" thứ rất thiêng liêng, giúp cho Liên Xô cũng như Việt Nam chiến thắng được kẻ thù. Đây là điểm mấu chốt nhất của phim, bởi nó phủ nhận tính chính nghĩa của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô, rằng tất cả chỉ là thần tượng hóa, chỉ là tuyên truyền qua các bài báo ca ngợi của Dannilov, chứ Vassili ko có thực tài. chỉ là tấm bình phong mà Khơ rút sốp dựng lên, một chàng binh sĩ trẻ, chưa lập được công trạng gì cũng được phong anh hùng, chỉ nhờ quen biết + lăng xê. Một đoạn đối thoại giữa Danilov và Zaitsev là một bất ngờ khó chịu, và một lần nữa chứng tỏ rằng Jaques Annaud không gì khác hơn là một thằng ngu tỏ ran guy hiểm. Chủ đề là những gì người ta viết về Zaitsev trên một tờ báo. Dưới đây là đoạn đối thoại:

“Bây giờ tôi là một ngôi sao!” Vasiliy vui mừng la lên.
“Đúng!” Danilov phấn khởi đồng ý.
“Thật tuyệt!”
“Đúng! Tuyệt!”
“Tôi nổi tiếng!”
“Chúng ta nổi tiếng!”
“Đúng!”
“Tuyệt!”

(“I am now a star!” Vasiliy exclaims joyfully.
“Yes!” enthusiastically agrees Danilov.
“It's great!”
“Yes! Great!”
“I'm famous!”
“We are famous!”
“Yes!”
“Great!” 
(Nguyên văn tiếng Anh)



Và họ bắt đầu ôm lấy nhau. A, vui thế đấy! “Bây giờ họ đã nổi tiếng và sẽ kiếm được nhiều tiền” tôi tự nhủ. Nhưng vì lí do gì đấy, cảnh giấc mơ đời đời kiểu Mỹ trông rất lâm ly giữa đám đỏ nát của Stalingrad. Có lẽ bởi vì người Nga chiến đấu không phải để được ghi tên lên báo và trở thành nổi tiếng, mà vì những lí do gì khác chăng? Đó vẫn là một bí mật với Jacques Annaud.

Tiếp đến là cảnh Vassili đi tàu đến họp báo. Tania, nhờ có thằng Dannilov làm cò, nên đã được chuyển đi làm nhân viên văn phòng làm điện tín. Thôi bỏ qua chi tiết này, đại khái là đá đểu cái "con ông cháu cha", ko quan trọng lắm.

Vassili đi vào phòng họp báo. Mới mở cửa cái thôi mà đã có rất nhiều phóng viên đến chụp ảnh lia lịa, Khơ rút sốp thì nhảy vào ôm hôn nồng thắm một cách giả tạo. Căn phòng được trang hoàng rất lộng lẫy xa xỉ. Vassili được Khơ rút sốp đẩy đến trước tranh chân dung của Stalin. Bức tranh to và có vẻ rất đắt, khung tranh mạ vàng. Người Mỹ muốn đá đểu Liên Xô về tệ sùng bái cá nhân, coi Stalin như thần như thánh. Đúng là thực tế có tệ này, nhưng đâu đến mức đứng chào cờ mà như là chào thần thánh, như là người Hồi giáo cúi lạy Allah mỗi buổi sáng không bằng ý. Bức chân dung Stalin đã thật sự làm tôi kinh hoàng. Một ai đó u ám nhìn một cách nặng nề từ trong bức chân dung khổng lồ với phần nền phủ đầy màu máu và tang tóc. Nếu có nghệ sĩ nào vào thời đó dám vẽ Stalin như vậy, hừm, “một kiệt tác”, tôi nghĩ anh ta sẽ không sống nổi tới sáng hôm sau. Khruschev dẫn Zaitsev tới trước bức chân dung đó và cất lời ca tụng Người Vĩ đại và Hùng mạnh. Tất nhiên, tôi hiểu rằng bức chân dung này được vẽ đặc biệt để giúp những tay Yankee ngu ngốc nhất hiểu được Stalin là quỷ dữ, nhưng xin hãy tin tôi, xuyên tạc lịch sử không phải là cách tốt nhất để chứng tỏ anh là luôn đúng. Sự ngu xuẩn của Hollywood còn được thể hiện ở chỗ 2 nhân vật của chúng ta “thành kính” nhìn lên chân dung Stalin vào thời điểm cuối năm 1942 trong tiếng nhạc Quốc ca Liên Xô bản 1943.

Chân dung Stalin trong phim - được mô tả như một con quỷ

Bọn nhà báo bâu sát vào Vassili và bức tranh, mọi người chú ý vào đó, còn có mấy thằng khác thì nhảy vào bàn ăn. Tôi không ngạc nhiên chút nào về chuyện Jaques Annaud không biết các phóng viên chiến trường Xô-viết khác biệt ra sao so với những tay săn ảnh Phương Tây!  Bàn tiệc đủ các món ngon, xa xỉ, rượu bia, đồ nhắm ê hề. Đây là dụng ‎ nói về chênh lệch đẳng cấp, để dân đói trong khi quan thì ăn chơi xa xỉ đây mà - lại 1 chi tiết xuyên tạc trắng trợn. Ngày xưa Lenin với Stalin 4~5 năm liền ăn bánh mì đen, chịu khổ cùng với dân. Trong vòng lửa đạn Stalingrad, ai bày cho tên đạo diễn cái suy nghĩ ấy ?

Cảnh tiếp theo là đoạn Vassili đi cùng 2 lính bắn tỉa khác, là Koulikov và Ivan. Koulikov trở về từ nước Đức, bị tra khảo và bị đập gãy hết răng. Thú thật là ngày xưa Liên Xô tra khảo chỉ có đấm hoặc giật điện, chứ ko xài búa. "Anh qua Đức làm gì vậy?" - "Xin lỗi đồng chí, nhưng chính đồng chí Stalin cử tôi đi." - "Đừng lôi kéo tên tuổi Stalin vĩ đại vào sự phản bội của mi!" - "Hãy thú nhận, tên gián điệp kia, thú nhận đi!" - "Và bang, bang, bang, bang!" - "Lưỡi liềm thì chưa thấy, nhưng đúng là có búa" "Và bang, họ đã đập gãy răng tôi." "Đúng rồi, cậu đừng để bị ảo giác" - "Chế độ xã hội chủ nghĩa hạnh phúc là thế đó". Bố láo chưa ?

Nhân vật Ivan, "Đệ tử của Marx". Trong phim, Ivan là nhân vật rất tin tưởng vào chế độ, nhưng kết cục của anh lính này là bị bắt, bị bắt mặc áo lính Đức để ra sửa đường dây điện thoại, và bị chính đồng đội Koulikov của mình bắn chết. Đây ngầm nói đến kết cục tào lao vớ vẩn giành cho những kẻ tin vào Marx, cái này nó hơi triết 1 tí.

Ngay cảnh tiếp theo nó lại thần thánh hóa thằng thiếu tá Konig bắn headshot Koulikov lúc mà ông này đang nhảy, từ khoảng cách vài trăm và Vassili bắt đầu bộc lộ sự bất lực của mình Nà dù muốn hay không, trò xảo thuật đã được sử dụng nhân vật thằng bé đánh giày Shasha giả vờ làm gián điệp cho tên Konig, mục đích chính là để dụ Konig vào bẫy. Đây ‎ý nói Vassili ko thể thắng được Konig bằng thực lực, mà chơi bẩn trên thực tế, Vassili và Konig có thể đã diễn ra việc đấu bắn tỉa. Trình độ núp "ghost warrior" + trình độ bắn của Vassili + kiên trì hơn nên anh đã thắng. Trên thực tế, cuộc đấu bắn tỉa diễn ra dài ngày, phải rất kiên trì để núp và chờ đợi địch thủ. Và Vassili đã thắng bằng thực lực của mình. Đoạn sau, lúc bắn nhau với Konig trong nhà máy, phải có Tania đến giải cứu, và thậm chí bất tài đến mức chỉ bắn sượt qua tay của Konig.

Cũng nên nói qua một tí là trong phim “Enemy At the Gates”, cậu bé Sasha đóng một trò hai mặt theo kiểu những điệp viên mật giỏi nhất, quá thông minh đối với tuổi của cậu ta. Đúng là một James Bond thời tuổi trẻ ! Điều làm tôi buồn cười là gương mặt sạch sẽ, no đủ và hàm răng trắng của cậu ta giữa những đống xác chết, giữa mùi thối và rác rưởi của Stalingrad, cũng như việc cậu ta đi bộ vòng quanh trong chiếc quần soóc với đôi chân trần trong thành phố vào khoảng thời gian mà đã bắt đầu có sương giá. Thật là ngu xuẩn !

Tiếp theo là cảnh Vassili đã mai phục thành công Konig, nhưng lại ngủ quên. Lính bắn tỉa đếch gì mà mắc cái sai lầm chết người này.

Danilov tố cáo Zaitsev quả thực rất qu‎ý báu. Danilov tố cáo Vasiliy Zaitsev có mối quan hệ với một cô gái Do Thái. Trước tiên, không có bất kỳ sự đàn áp nào chống người Do Thái vào thời điểm đó, và cuộc tranh cãi này không chỉ ngớ ngẩn, mà còn nguy hiểm cho chính Danilov. Bản thân kẻ tố cáo có thể sẽ bị bắt trong vòng hai mươi bốn giờ vì đã xúi giục xung đột dân tộc ! Và kế đến, chính khuôn mặt của Danilov cũng còn xa mới giống người Nga.

Một cảnh khác với những lính Nga nhảy múa sau khi chiến đấu trên đường phố đã gây cho tôi một ấn tượng thật ngột ngạt khó chịu. Trên hết, đạo diễn không thể tìm thấy bất cứ thứ gì tốt hơn là gia điệu của bài “Svetit mesiats, svetit yasnyy” làm nhạc nền! Trông thật ngu xuẩn như thể người Mỹ sau khi thiệt hại nặng nề tại Ardennes lại nhảy điệu rock'n'roll với âm nhạc của Elvis Presley vậy. Tất cả những ai đã chiến đấu tại Stalingrad, cả người Nga lẫn người Đức, đều kể về sự kiệt sức, về những thứ họ mong nhất trên đời này là ăn và ngủ. Nhưng những cảm giác này là xa lạ đối với gã Jean Jaques Annaud no đủ, quay những cảnh truyện tranh gây xúc phạm về những điều mà hắn ta hoàn toàn không hiểu chút nào.

Lúc con Tanya bị trúng bom (nhưng đếch chết), Dannilov suy sụp và lao ra làm mồi nhử cho thằng Konig bắn. Thằng Konig tưởng đấy là Vassili nên bắn luôn, rồi định ra xem xác thì bị Vassili mai phục sẵn rồi. Đạo diễn muốn đá đểu rằng Vassili phải nhờ xảo thuật mãi mới thắng được Konig ko phải do tài năng và kiên nhẫn như thực tế xuyên suốt bộ phim chỉ toàn những chi tiết bố láo sai sự thực hoặc phóng đại ngoài ra phim cũng thêm vào câu chuyện tình tay ba vớ vẩn. Thậm chí chỉ nhờ có tình tiết Tania bị trúng đạn trong cái tình tay 3 là tình tiết khá là lãng xẹt, và không quan trọng mà cũng làm xoay chuyển toàn bộ cục diện của phim. Rõ là tào lao. Ngay sau đấy là cảnh nước Nga chiến thắng luôn, quả thật kịch bản như cứt.

Thiếu tá Konig trong phim

Một điều xứng đáng khen ngợi của đạo diễn là xe cộ trong phim, nhưng thậm chí cả ở điểm này cũng vẫn có sai lầm không tránh khỏi. Hầu như ngay từ đầu phim, một đoàn tàu chạy về Stalingrad có kéo thêm một toa bọc thép có gắn hai tháp pháo của xe tăng T-34-85, từ đó nhô ra những khẩu pháo không biết là loại gì. Tại một khúc nào đó ở giữa phim, có một trường đoạn chiếu cảnh đổ nát của Stalingrad. Ở giữa cảnh có một xe tăng T-34-85, vốn chỉ xuất hiện trên chiến trường một năm rưỡi sau khi những sự kiện trên phim xảy ra.

Tôi cũng muốn nói đôi lời “nồng ấm” về những khẩu hiệu Xôviết trong phim. Tôi chưa từng thấy những khẩu hiệu ngu ngốc đến thế bao giờ, trong khi tôi vẫn biết rất nhiều khẩu hiệu, như bất cứ ai từng sống trên đất nước “xã hội chủ nghĩa vĩ đại”. Có rất nhiều khẩu hiệu ngu xuẩn trong bộ phim, nhưng cái phổ biến nhất – “Mọi thứ cho tiền tuyến, mọi thứ cho thắng lợi” – lại không thấy xuất hiện ở bất cứ đâu.

Nói chung tôi đánh giá bộ phim này thế nào nhỉ? Có thể mô tả trong hai từ: ác cảm một cách cố chấp. Bộ phim không có chiều sâu, nó phẳng như một cái mặt bàn, và xuẩn như một cái đinh cửa. Đó không phải là những đặc điểm chính được thể hiện dở tệ, nhưng chúng bốc mùi một cách thiếu tự nhiên và diễn xuất rất quê mùa. Cả Zaitsev và Danilov dường như có vẻ không thực, như những con rối, khiến tôi cảm thấy không thể thông cảm hay ác cảm. Chúng không khiến tôi cảm xúc một chút nào ngoài một thú vui giải trí thuần túy: xem thử điều gì sẽ xảy ra với họ tiếp theo ? Điều duy nhất tôi thích là tay xạ thủ Đức. Tôi nghĩ vai của thiếu tá Konig được thể hiện rất đạt, ta có thể cảm thấy cả thái độ lạnh lùng của một con cọp, lẫn sự vô cảm tột độ. Và khuôn mặt hoàn toàn làm tôi tin – đúng, đấy chính là Kẻ thù ! Mặc dù vậy tôi nghe những người bạn Đức của tôi bảo rằng họ không thích người hùng đó của mình chút nào.

Ai đó có thể bảo: “Thôi hãy dễ dãi với những cảm xúc! Bộ phim này không phải cho chúng ta!”. Chẳng may, tôi không thể đồng ý với lời giải thích đó. Bộ phim này làm về chúng ta, về lịch sử của chúng ta, về cha ông của chúng ta. Nó không thể định nghĩa là “không phải cho chúng ta”. Đã có một bộ phim tựa đề là “Stalingrad”, do người Đức sản xuất. Cốt chuyện kể về số phận đáng buồn của những người lính Đức. Tôi không cảm thấy thông cảm với những vai chính trong phim, điều này cũng dễ hiểu: tôi không muốn thông cảm với những người đã giết hại tổ tiên của tôi. Anh có thể nói rằng bộ phim ấy không phải dành cho chúng ta. Nhưng vấn đề là bộ phim “Stalingrad” của Đức đúng với thực tế hơn và thú vị rằng nó hoàn toàn không có những bịa đặt để kiếm tiền.

VỀ CÁI GỌI LÀ "CHIẾN THUẬT BIỂN NGƯỜI" CỦA NGA, TÀU VÀ VIỆT NAM

Suy nghĩ truyền thống kiểu Phương Tây về cách người Nga, Trung Quốc, Việt Nam tấn công chỉ đơn giản là lùa binh sĩ chạy nhanh hết mức trước họng súng máy, như một bầy gia súc, để cho pháo, cối, súng máy bắn từng tràng dài vào họ và làm thành một bãi tha ma với hàng đống xác người. Sự ngu xuẩn gây xúc phạm này, dưới cái tên “Những làn sóng người” (human wave attack) được sáng tác tại Phương Tây trong thời Chiến tranh Lạnh, và các nhà làm phim đơn giản đã mô tả một cách trung thành câu chuyện cổ tích đó trên màn ảnh Hollywood.



Hình ảnh trích trong một bộ phim của Hàn Quốc nói về Chiến tranh Triều Tiên. Ta có thể thấy lính Trung Quốc ken đặc, kết thành một làn sóng người

Thực tế, các chiến thuật tấn công của quân đội các nước kể trên đều đã được đúc kết qua thực tế nhằm tạo hiệu quả cao nhất. Khi tấn công, họ đều có những bài bản, quy tắc, có yêu cầu về hoả lực tỉ mỉ chứ không đơn giản chỉ là xua quân dàn hàng ngang rồi xông lên giống như phim “Enemy at the gate”. Cách tấn công của họ đem lại hiệu quả lớn : bộ binh Liên Xô xông vào Berlin tróc nã Hitler, quân Trung Quốc thì gây choáng váng cho quân Mỹ, buộc họ rút chạy hàng trăm km từ sông Áp Lục về đến vĩ tuyến 38, Việt Nam thì nhổ bật Điện Biên Phủ cùng 1,6 vạn lính viễn chinh Pháp, buộc Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương 

Cảnh bộ binh Hồng quân Liên Xô xung phong trong phim "Enemy at the gate" - đúng theo những gì các nhà làm phim phương Tây tưởng tượng về cách người Nga tấn công : dàn hàng ngang chạy thật nhanh trước làn súng máy đối phương. Sự ngu xuẩn này đã gây xúc phạm tại Nga, khiến bộ phim phải nhận nhiều chỉ trích kịch liệt.
Biểu tượng cảm xúc colonthree
Trong khi phương Tây dè bỉu, mỉa mai bọn này, thì họ lại quên mất chính họ mới là những kẻ mẫu mực khi dùng chiến thuật “Biển người” trong Thế chiến thứ nhất. Thời kỳ này, các phương tiện cơ giới như xe tăng, xe bọc thép,…còn ít, cách thức tấn công phổ biến của quân đội các nước (Anh, Đức, Pháp, Nga...) đều như nhau : nã pháo vào chiến tuyến địch, sau đó dùng quân số áp đảo dàn hàng ngang xông lên, tạo ra các "làn sóng người" nhằm chọc thủng phòng tuyến địch.



Ảnh : bộ binh Pháp dàn hàng ngang xung phong trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất


Thường thì khi xung phong, các làn sóng bộ binh sẽ phải băng qua một quãng đường dài, không có vị trí ẩn nấp, không có các vật cản che chắn trước hỏa lực của địch, nhưng lại có dây kẽm gai, mìn dày đặc, lại bị đạn pháo và súng máy đối phương bắn dữ dội vào đội hình, sau cùng còn phải đương đầu với quân địch có vị trí ẩn nấp và che chắn tốt. Tại thời kỳ mà súng trường tấn công và súng tiểu liên chưa ra đời, thì những khẩu súng trường phát một của bộ binh chẳng “xi nhê” trước kẻ địch nấp trong hầm hào, công sự, boongke, được che chắn tốt. Với kiểu tấn công này, dù có đông tới đâu thì khi áp sát được chiến tuyến địch, bộ binh tấn công cũng đã thương vong gần hết và không có khả năng chọc thủng phòng tuyến địch, lúc này dù muốn rút lui cũng không được, tiến thoái lưỡng nan. Do đó, Thế chiến thứ nhất có một đặc điểm nổi bật: thương vong của bộ binh rất cao nhưng chiến tuyến lại rất ổn định (có nơi chỉ xê dịch vài km trong suốt 4 năm). Để chiếm được vài mét đất, bên tấn công có khi phải tổn thất hàng ngàn người.

Với cách tấn công đó, sinh mạng người lính rẻ như bèo, chỉ có cách cắm đầu cắm cổ chạy vắt chân lên cổ với tốc độ nhanh hơn cả Usain Bolt trước làn súng máy của đối phương, đưa mặt ra cho người ta bắn (hiến máu nhân đạo – đúng nghĩa đen), và như Nguyễn Ái Quốc đã nói, "chỉ để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế".

Và đó cũng chính là lí do để xe tăng, thiết giáp và súng trường tiến công được phát minh.
Biểu tượng cảm xúc colonthree

CÓ THẬT LÀ SINGAPORE TỪNG MƠ ĐƯỢC NHƯ SÀI GÒN ?

(Bài viết của Fanpage Chiến tranh Việt Nam - Tư liệu và sự thật)

Một số người chưa quên được cảm giác thất trận, con em họ, thân nhân họ, những bộ não lười tư duy, lười lao động và thích ăn sẵn, hay đơn giản là típ người dễ hoài niệm quá khứ vẫn thường nhai đi nhai lại không mệt bài ca "Miền Nam Việt Nam giàu có", "Việt Nam Cộng hào đứng nhất khu vực" (!?), thậm chí lố bịch đến mức coi kinh tế Singapore thập niện 1960 - 1970 ở chiếu dưới so với miền Nam Việt Nam trước 1975 (!?). Đôi khi họ ngu đần đến mức lưu truyền một huyền thoại rằng Lý Quang Diệu sùng bái Việt Nam Cộng hòa, ước ao Singapore một ngày nào đó bằng được Sài Gòn của Việt Nam Cộng hòa (!?). Nó là một tư duy lối mòn, từng nhiều lần bị bắt thóp, nhưng vẫn được các website, báo chí chống cộng dẫn dắt một cách khôn khéo bằng các hình ảnh không rõ ràng, nhằm định hướng người đọc. Vậy thông tin trên có đúng hay không ?

Từ google, chúng ta có thể thấy hầu hết thông tin về việc nền kinh tế Nam Việt Nam trước 1975 đứng nhất khu vực, Singapore chiếu dưới, “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn,...đều có nguồn gốc từ các trang web, blog có nội dung chống cộng, chống theo lối “tự sướng” mà không có một nguồn nào để xác minh, hoặc thông minh hơn thì rút tỉa từ một bài viết không rõ nguồn xác minh trên wiki để chém gió rồi hi vọng nó thành bão. Nghĩa là tự viết láo ?

Sự thật là muốn đánh giá mức sống/thu nhập của công dân một nước người ta dùng chỉ số GDP trên đầu người ( GDP per capita ). Tuy chỉ số này chưa thực sự đánh giá hết các khía cạnh của đời sống nhưng là chỉ số mà nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, WB,...đang chấp nhận như một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế một nước...chứ không phải dựa vào dăm ba hình ảnh bắt mắt về “hòn ngọc Viễn Đông” Sài Gòn trên những web chống cộng nổi tiếng. Huống hồ, kẻ đăng ảnh cố tình “đẹp khoe xấu che”, như đã nói ở trên, nhằm “lái” tư tưởng của người đọc theo mục đích của họ một cách khôn khéo

GDP (Gross Domestic Product) có hai loại (danh nghĩa và thực tế) và có ít nhất là ba cách tính cho nên các con số đôi khi sẽ có khác biệt, và sẽ là vô giá trị khi đem so sánh nhưng không phân biệt rõ là loại gì. Tuy nhiên trong trường hợp nền kinh tế của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975 thì dù tham chiếu loại gì thì GDP/người luôn ở chiếu dưới so với Singapore. Đó là điều mà không một ai có lý trí đi bác bỏ. Có thể tham chiếu một số dữ liệu có uy tín sau :

GDP trên đầu người của Singapore vào năm 1974 là 2.339 USD (tính theo giá đô la Mỹ hiện hành), 6.480 USD (tính theo giá đô la Mỹ không đổi) [1]. Thậm chí năm 1965 GDP đầu người của Singapore đã là 4668 USD [2] (có lẽ tính theo USD ko đổi). 

Trong khi đó VNCH vào năm 1974 lúc Mỹ bắt đầu giảm viện trợ lẹt đẹt ở mức 54 USD [3], 114 USD [4]. Trong thời hoàng kim nhất là khi Mỹ còn tham chiến, còn viện trợ dao động trong khoảng 103 đến 223 USD [4]

Việc đem so sánh một nước với nền kinh tế tự lực cánh sinh với một nước mà 3/4 ngân sách trông vào viện trợ và nền kinh tế gần như phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của binh lính ngoại quốc, khi Mỹ rút đi là ngay lập tức lâm vào khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...để đánh giá sức mạnh kinh tế hay mức sống người dân là việc rất bất cập và không ai đủ tỉnh táo lại làm.

Tuy nhiên, nếu cứ coi chiến tranh cũng đem lại mối lợi và nâng cao mức sống của một bộ phận dân chúng thì khi đối chiếu bảng [1] và bảng [4] có thể thấy ngay cả từ năm 1960, chỉ số GDP trên đầu người của Singapore dù tính theo phương pháp nào, vào bất cứ thời điểm nào, cũng trội vượt so với VNCH ngay trong thời kỳ đỉnh cao nhất của nó, khi người Mỹ vẫn còn hà hơi thổi ngạt cho chế độ do nó đẻ ra.

Do vậy sẽ là lố bịch nếu cứ mãi tự sướng với thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế VNCH, hay cứ mãi ca bài ca "nhất, nhì khu vực", "hòn ngọc Viễn Đông" - những thứ không hề có thực", vốn chỉ là những mĩ từ dùng để quảng cáo du lịch. 

--------

Nguồn:

[1]. http://www.indexmundi.com/facts/singapore/gdp-per-capita

[2]. Chia Wai Mun và Sng Hui Ying, "Singapore and Asia in a Globalized World: Contemporary Economic Issues and Policies", Nxb World Scientific Publishing Company, 2008, tr. 7 

[3]. Risks and rewards in Vietnam's markets: business approaches to North and South Vietnam, Business International Asia/pacific Ltd, 1974, tr 13

[4].Wiki ko chú nguồn phần viết về Nam Việt Nam, ko rõ người viết lấy tư liệu đâu hay bịa tạc ra nhưng cứ coi là tạm chấp nhận tham khảo để có con số đối chiếu: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_past_and_projected_GDP_%28nominal%29_per_capita

[5]. So sánh với một số nước lân cận khác tại:http://www.google.com/publicdata/explore?ds=d5bncppjof8f9_&met_y=ny_gdp_pcap_cd&idim=country%3AKOR%3AJPN%3ACHN&hl=en&dl=en#!ctype=l&strail=false&bcs=d&nselm=h&met_y=ny_gdp_pcap_cd&scale_y=lin&ind_y=false&rdim=region&idim=country:CHN:KOR:MYS:IDN:KHM:SGP:THA:PHL:BRN:HKG&ifdim=region&hl=en_US&dl=en&ind=false


--------

Singapore thập niên 30. Thế này là "làng chài nhỏ bé nghèo nàn" sao ?

Đường phố của Singapore những năm 60 - chẳng có gì là "làng chài nhỏ bé nghèo nàn"

Một vài hình ảnh khác về "làng chài nhỏ bé" Singapore

Trong khi đó : Sài Gòn trước 1975 - "Hòn ngọc Viễn Đông"